Mùa cũ...

Phan Nam| 12/07/2018 12:07

Những cánh sưa vàng cuối cùng đã về với đất. Chúng gieo vào lòng người khoảng trời mênh mông rực rỡ chói chang giữa cái nắng đầu hè. Mỗi lần lướt qua ngắm nhìn những bông hoa bé tí tung tăng trong gió, lòng tôi bỗng xốn xang lạ kỳ.

 Những cánh sưa vàng cuối cùng đã về với đất. Chúng gieo vào lòng người khoảng trời mênh mông rực rỡ chói chang giữa cái nắng đầu hè. Mỗi lần lướt qua ngắm nhìn những bông hoa bé tí tung tăng trong gió, lòng tôi bỗng xốn xang lạ kỳ. Khi sưa vàng bung nở cũng là lúc một mùa vàng khác lại về, gọi hình hài tôi khôn lớn trong bữa cơm thơm tho mùi đất, mùi bùn. Hoa sưa thì đẹp và chỉ thoáng qua trong một khoảnh khắc nào đó. Bởi vì mùa sưa trôi qua nhanh quá nên được trân trọng nâng niu, đi vào thi ca như một minh chứng cho nỗi niềm tiếc nuối của thi sĩ. Sưa vàng đong đầy tâm hồn trinh nguyên của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Cánh sưa trầm mình trải thảm để nghe hương lúa thì thầm vị mặn phù sa.

Trên vuông đất ấy, dáng mẹ với chiếc liềm cong cong thoăn thoắt cắt từng nhúm lúa trĩu nặng. Thuở ấy, làm chi có máy gặt, máy bung như chừ nên gặt bộ, đập lúa là chính. Vì thế nên vào mùa gặt đàn bà dưới ruộng đàn ông trên bờ, con trâu đi theo sau lưng gặm vạt cỏ xanh tươi là hình ảnh đã đánh thức nỗi nhớ. Bây chừ, dù có hiện đại hơn đôi chút nhưng chổ lúa ngã vẫn phải oằn mình gặt bộ và nhứt thiết khái niệm “ăn gặt” để chỉ sự quan trọng của ngày mùa chiếm lĩnh tâm thức. Bữa hôm về quê, tôi thật sự không kìm được xuyến xao khi trước mắt mình là cánh đồng trải dài một màu vàng óng ả, lấp ló dáng hình mẹ cha qua bao mùa gặt vẫy gọi đứa con thơ trên cánh đồng.

Tạt vào nghỉ chân, gặp anh, anh nói ít bữa kêu người ăn gặt, dặn vợ đi chợ mua thêm thức ăn cất trong tủ lạnh để làm mấy món ngon ngon mời người làm. Không biết đã đi qua bao mùa gặt, đi qua bao đận nắng mưa khét trời mềm đất nhưng cứ thấy lúa chín là trong lòng dâng trào nỗi niềm khó tả, mặc dầu quê tôi bây chừ làm lúa chỉ để có cái ăn, còn kiếm tiền thì phải đi làm thuê làm mướn đủ đường. Ôi, cái mảnh đất chật hẹp trơ trọi sỏi đá nhưng không hiểu vì sao lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đến thế, tựa như tiếng thác reo ầm ầm từ núi vọng về, bóng ma trơi đêm đêm lũ trẻ vẫn kháo nhau đến nỗi không dám mò ra vườn nhà. 
mua-hoa-sua-ruc-vang-o-da-nang-3.jpg
Mẹ gọi tôi ra quán và dặn tôi mua cái nón mới để đi gặt, chứ không lẽ mang cái nón cời ri đi ra đồng ngoài gặt với người ta. Tôi lẳng lặng nhìn lên cái nón tả tơi vì mưa nắng, hình ảnh nón lá gần gũi quen thuộc đi theo ba mẹ suốt cả cuộc đời. Nhìn bóng mẹ nhấp nhô nón cời đi ra đồng mà lòng không khỏi khôn nguôi nhớ về ngày tháng xưa cũ. Tôi nghĩ, dẫu có tiền trăm bạc vạn cũng không thể đong đếm hết tình cảm của người dân quê tôi dành cho chiếc nón cời. Chiếc nón gắn bó từ thưở dòng sữa ngọt ngào còn đọng trên đôi môi, cứ thế mà nuôi lớn biết bao phận người...

Tôi nhớ trong một tản văn mùa cũ, có lần tôi viết: “Rơm rạ xót đến từng làn da thớ thịt nhưng lại cho người nông dân có cơm ăn, áo mặc, cho trẻ con được đến trường và hơn thế nữa. Kí ức tuổi thơ thấm sâu vào tiềm thức luôn gắn chặt với cánh đồng quê hương mà đám con nhà nông làm sao có thể quên được”.

Tôi biết rồi tôi không thể dứt ra khỏi làng, nơi thấp thoáng mái nhà nuôi tôi khôn lớn, nơi chôn nhau cắt rốn của tổ tiên ẩn hiện trong sâu thẳm lớp đất đá cát bụi quê hương. Dòng suối nhỏ vẫn chảy ngang xóm nhỏ, khuất sau hàng tre làn khói trắng lơ lửng giữa bầu trời như mời như gọi hồn tôi bay vào trăng sao. Cánh diều giấy giờ không còn tung bay trên cánh đồng ngút gió, đám trẻ bây chừ đã có chiếc smartphone làm bạn. Nhưng đối với tôi, suốt cuộc hành trình giữa dòng đời, hình ảnh cánh đồng khô khốc nứt nẻ, bờ ruộng vừa hẹp vừa cao nhiều lần vấp té như ghim từng mảnh từng mảnh vào da thịt, càng đi xa lại càng thấy cồn cào nỗi nhớ. Có lẽ tôi muốn vấp té thêm nhiều lần nữa để tự mình đứng lên, bay cao theo cánh diều...
Mỗi lần chạy xe ngang qua đường làng, tôi đều bị mắc phải mấy cọng rơm đang được phơi giữa cái nắng như thiêu như đốt đầu hạ. Chúng cứ quấn lấy không chịu rời bỏ, phải chăng rơm đang thổn thức ghé chào bước chân người con xa xứ. Mẹ vẫn đang lúi húi trên đồng ôm trọn những bó lúa vào lòng mặc cho cơn sốt, hơi nóng hầm hập bủa vây lồng ngực. Hơn nửa đời người gắn bó với lúa, mẹ tôi đã thấm thía cái cực vì lúa và cái khổ vì không có lúa. Nên lúa gắn bó với mẹ hơn cả sinh mạng, nuôi sống tâm hồn và cả thể xác.

Tôi thì mãi đi tìm vẻ đẹp huyễn hoặc nơi đất khách quê người mà quên mất rằng cái đẹp đang hiện diện ở từng bờ tre góc đất, nơi một miền tuổi thơ cứ dài dằng dặc trong ký ức. Lặng lẽ trải bạt phơi lúa tôi đi tìm bàn tay thô ráp nắng cháy của mẹ giữa trưa hè. Nắng càng gay gắt thì càng được nâng niu, trân trọng. Bởi rứa, khi nắng lên hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi mà phải tranh thủ hết sức có thể để nhanh chóng làm khô đống lúa đang vùng vẫy khắp hiên nhà. Phơi khô nhanh nhanh còn được hít hà mùi thơm của gạo mới, cơm mới... 
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mùa cũ...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO