Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ

Lê Thị Thu Thanh 08/05/2024 20:00

Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.

xe-bus-san-bay-noi-bai-3.jpg
Ảnh minh hoạ

Và điều ngạc nhiên đã đến và không uổng công tôi trải nghiệm. Tôi không phải chờ đợi lâu để lên xe, mỗi chuyến xe cũng không có cảnh đông đúc, chen chúc hay phải đứng suốt hành trình. Ngồi trên chuyến xe buýt số 86 từ sân bay Nội Bài về trung tâm thủ đô, tôi rất hài lòng vì chất lượng xe rất tốt, xe chạy êm, thoáng mát sạch sẽ lại có cả wifi nữa. Gần đến mỗi địa điểm xe lại phát thanh điểm đến cả tiếng Việt và tiếng Anh. Trên xe mọi người cũng có ý thức giữ vệ sinh chung, không xả rác, vứt rác đúng nơi quy định. Các anh phụ xe cũng nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang và hạn chế nói chuyện. Nói chung là cảm giác văn minh lịch sự.

Và điều tôi cảm thấy ấn tượng hơn cả là văn hóa tham gia giao thông của hành khách cũng như cung cách phục vụ của nhân viên xe buýt rất nhiệt tình, lịch sự. Lần đầu đến Hà Nội và cũng lần đầu trải nghiệm đi xe buýt nên tôi có chút hơi lo lắng. Tôi nói với anh phụ xe tuyến xe buýt số 86: “Em lần đầu đến Hà Nội, và đến Đài Tiếng nói Việt Nam, anh cho em xuống chỗ nào gần nhất nhé". Anh ấy đáp: "Lúc nào gần xuống thì anh sẽ nhắc, yên tâm đi”. Quả thật như thế xe dừng chỗ gần nhất, chỉ vài phút đi bộ là đến địa điểm tôi cần. Trước khi xuống xe anh ấy còn phụ giúp tôi xách balo xuống nữa. Không chỉ riêng tôi mà có du khách nước ngoài cũng được anh ấy giúp đỡ nhiệt tình.

Hy vọng với những giải pháp đồng bộ, ngành xe buýt Hà Nội sẽ ngày càng phát triển, đem lại sự hài lòng cho hành khách, góp phần thu hút người dân Thủ đô đến với vận tải hành khách công cộng, góp phần đạt mục tiêu giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Ngồi trên xe buýt ngắm cảnh Hà Nội là trải nghiệm khá thú vị. Tôi được thoải mái phóng tầm mắt nhìn khung cảnh yên bình hai bên, giữa những hàng cây xanh mát, thấy những người lớn tuổi đứng đọc báo và thúc giục tôi đi khám phá thói quen đọc báo ở trạm tin còn gọi tên khác trạm "báo đứng". Và thói quen này thành nét đẹp của người Hà Nội mà người tỉnh thành khác không có.

Tưởng rằng sống trong thời đại cách mạng 4.0 chỉ cần ngồi ở nhà cầm điện thoại lướt là cập nhật nhiều tin tức nóng hổi. Tuy nhiên có những người Hà Nội, từ sáng sớm đi tập thể dục về, họ đi bộ hoặc đạp xe thong thả ghé qua trạm "báo đứng" xem tin tức. Họ vừa đọc một cách chăm chú, vừa nói chuyện, bàn luận với nhau về những tin tức nóng hổi vừa cập nhật. Được đọc báo trong một không gian thoáng đãng, tâm hồn lại thư giãn thoải mái, dường như trở thành thói quen không thể không làm mỗi ngày của người Hà Nội. Thật vậy, trạm tin là nơi đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn người Hà Nội. Nơi đây trở thành mảng ký ức hân hoan của nhiều thế hệ cha ông. Sự tồn tại của những trạm tin như thế này chắc chỉ có ở thủ đô Hà Nội và sẽ còn mãi trong tâm trí người Hà Nội.

Đúng là mảnh đất làm nên con người, mảnh đất nghìn năm văn hiến đã tạo nên một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội và sản sinh ra những con người tài hoa, thanh lịch. Văn hóa Hà Nội có sức mạnh lạ kỳ. Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, bon chen, ta vẫn bắt gặp ngay ở những con người bình dị nhất, những góc tâm hồn, những nét văn hóa đặc sắc của người Tràng An, của đất Hà thành.

Mỗi người đến với mảnh đất này với những tâm trạng khác nhau nhưng dường như ai cũng tìm đến với sự tĩnh lặng trong khu phố cổ, sự náo nhiệt năng động của cuộc sống hiện đại. Còn riêng tôi, tôi yêu Hà Nội mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên từ những điều bình dị ấy. Chính tình yêu Hà Nội đã giúp tôi suy ngẫm và nghiệm ra nhiều điều của cuộc sống muôn màu đầy thi vị, đó là vẫn giữ nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nội hôm qua và hôm nay. Hà Nội đẹp rất riêng mà không nơi nào có được./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Lê Thị Thu Thanh Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO