Chính sách & Quản lý

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương

Hà Oai 07/05/2024 16:35

Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.

Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương

Theo các nhà nghiên cứu, cùng với ca trù miền Bắc và đờn ca tài tử Nam Bộ thì Ca Huế là một trong ba thể loại nhạc đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm.

2.jpg
Thuyền rồng xếp hàng chờ khách đi thuyền nghe Ca Huế.

Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và ngày nay Ca Huế là một sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo của Cố đô Huế bởi được biểu diễn trên thuyền rồng nổi trôi bồng bềnh trên sông Hương. Theo đó, cứ khoảng 16h chiều hàng ngày tại Bến thuyền du lịch Tòa Khâm (49 Lê Lợi, TP Huế) trở nên nhộn nhịp hẳn bởi khách du lịch qua lại, cảnh các chủ thuyền rồng chuẩn bị và các nghệ sỹ Ca Huế tập trung để lên thuyền biểu diễn. Khi TP Huế bắt đầu lên đèn và cầu Trường Tiền lấp lánh sắc màu cũng là lúc những chiếc thuyền rồng lần lượt rời bến, chầm chậm ngược dòng Hương Giang để bắt đầu một đêm ca Huế.

“Nghe Ca Huế là một thú tao nhã vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rồng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên, gió mát. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh”. Đó là một trong những đoạn trong bài viết “Ca Huế trên sông Hương” đăng trên báo Người Hà Nội của tác giả Hà Ánh Minh và được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7.

Hiện nay, ngoài các lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn thì hoạt động Ca Huế trên sông Hương (TP Huế) đang thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến với Cố đô Huế. Thừa Thiên Huế đã cấp thẻ hành nghề hoạt động ca Huế cho hơn 450 ca sĩ và nhạc công, rung bình mỗi năm có hơn 15.000 suất biểu diễn ca Huế phục vụ hơn 350.000 lượt khách nghe ca Huế trên sông Hương hoặc tại các cơ sở dịch vụ du lịch cùng như một số địa điểm khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Giám sát hoạt động biểu diễn Ca Huế

Để quản lý và tổ chức tốt hoạt động Ca Huế phục vụ khách đạt yêu cầu và tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ngày 3/5/2024 về việc Quy chế Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo quy chế, Ca Huế thính phòng là các bài bản Ca Huế, có thể kết hợp một số làn điệu dân ca, ngâm thơ, hò vè Huế gồm các yêu cầu như có ít nhất 8 diễn viên, nhạc công và có ít nhất 4 trong 5 loại nhạc cụ là đàn Tranh, đàn Tỳ bà, đàn Nhị, đàn Nguyệt, đàn Bầu hoặc ngoài ra có thể có nhạc cụ Sáo, Phách cùng các loại nhạc cụ khác phù hợp với chương trình biểu diễn Ca Huế. Thời lượng biểu diễn tối thiểu 50 phút (không tính phần dịch ra tiếng nước ngoài đối với các chương trình biểu diễn dành cho khách người nước ngoài) và có người điều hành chương trình.

z4517252984118_c0effc7a81ca77d4f2d512121e93b7f1.jpg
Liên hoan Ca Huế năm 2023.

Ca Huế trên sông Hương bao gồm các bài bản Ca Huế, có thể kết hợp một số làn điệu dân ca, ngâm thơ, hò vè Huế, ca khúc có nội dung về Huế gồm các yêu cầu là có ít nhất 7 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền nhỏ (thuyền đơn) với lượng khách dưới 15 người và ít nhất 8 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền lớn (thuyền đôi) với lượng khách 15 người trở lên. Có ít nhất 3 trong 4 loại nhạc cụ là đàn Tranh, đàn Tỳ bà, đàn Nhị, đàn Nguyệt và ngoài ra có thể có nhạc cụ là đàn Bầu, Sáo, Phách và các loại nhạc cụ khác phù hợp với chương trình biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.

Thời lượng biểu diễn tối thiểu 50 phút (không tính phần dịch ra tiếng nước ngoài đối với các chương trình biểu diễn dành cho khách người nước ngoài) và có người điều hành chương trình.

Chương trình biểu diễn Ca Huế phải được Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định, chấp thuận tổ chức biểu diễn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Hoạt động biểu diễn Ca Huế từ 8h – 24h và điểm bán vé nghe Ca Huế bố trí tập trung tại Bến Toà Khâm, phải niêm yết giá vé đã đăng ký tại cơ quan thuế đối với chương trình biểu diễn và vé bán lẻ để du khách rõ, lựa chọn trong quá trình tham gia nghe Ca Huế.

Trang phục biểu diễn của diễn viên, nhạc công, thuyền trưởng tham gia hoạt động dịch vụ Ca Huế phải mang bảng tên (được cấp theo chương trình biểu diễn), trang phục áo dài truyền thống phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc và văn hóa Huế…

Không gian phục vụ biểu diễn Ca Huế phải đảm bảo tính trang trọng phù hợp với nội dung biểu diễn Ca Huế và mang đậm đặc trưng văn hoá Huế. Ca Huế trên sông Hương biểu diễn trên thuyền thông thoáng, đảm bảo vệ sinh, các mặt hàng lưu niệm bày bán trên thuyền phải được bố trí khu vực riêng và không làm ảnh hưởng đến chương trình biểu diễn, phải được niêm yết giá công khai…

z4515042774293_706ae8c15350d5c8cbe278bf0d9a1043-1-.jpg
Khách ngồi thuyền rồng nghe Ca Huế trên sông Hương.

Biểu diễn Ca Huế trên sông Hương là cầu từ Trường Tiền đến cầu Dã Viên và vị trí neo đậu khi biểu diễn đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các thuyền là 50m, lắp đặt từ 2 - 3 camera giám sát tại khu vực biểu diễn (có lượng lưu trữ dữ liệu tối thiểu 7 ngày) được kết nối với hệ thống thông tin của cơ quan quản lý Sở Văn hoá và Thể thao…

Bài liên quan
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 22: NSƯT Diệu Hương và nét chấm phá hiện đại trong ca Huế
    Ca Huế vốn được coi là một hình thức diễn xướng trong cung vua, phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật xưa kia. Ngày nay, ca Huế được bảo tồn, phát triển và lan toả rộng rãi đến đông đảo công chúng trong dời sống đương đại bằng nhiều hình thức và cách thức độc đáo khác nhau. Trong số podcast tuần này của Hộp nghệ thuật, chúng ta cùng gặp gỡ với vị khách mời đặc biệt: NSƯT Diệu Hương - người tiên phong đưa ca Huế kết hợp với nhạc điện tử.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO