Chính sách & Quản lý

Kiểm tra, xử lý các vi phạm hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

Hà Oai 15:44 14/07/2023

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương (TP Huế) để lấy lại hình ảnh sản phẩm du lịch đặc sắc của Cố đô Huế.

z4513175569599_540e5b06bb59e43fc6d391a6ee9d6c8f.jpg
Hội nghị phổ biến, quán triệt các nội dung về quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.

Ngày 13/7, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt các nội dung về quản lý hoạt động tổ chức biểu diễn Ca Huế trên sông Hương. Hội nghị có sự tham gia của những người làm công tác quản lý, đại diện các doanh nghiệp, các chủ thuyền đang tham gia phục vụ hoạt động Ca Huế trên sông Hương.

Ca Huế là loại hình nghệ thuật đặc thù của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ca Huế trên sông Hương là sản phẩm văn hóa không thể thiếu để phục vụ du khách trong nước và quốc tế khi đến Huế và là hoạt động văn hóa sôi nổi về đêm của Huế. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên và người lao động, góp phần giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

“Nghe Ca Huế là một thú tao nhã vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rồng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên, gió mát. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh”. Đó là một trong những đoạn trong bài viết “Ca Huế trên sông Hương” đăng trên báo Người Hà Nội của tác giả Hà Ánh Minh và được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7.

Theo ông Nguyễn Thiên Bình - Phó Giám đốc Sở Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện nay công tác bảo tồn giá trị di sản Ca Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có thể khẳng định là khá tốt thông qua các hoạt động nghiên cứu, xuất bản sách, thực hiện đề tài, dự án, đưa Ca Huế vào trường học... Tuy nhiên, việc tổ chức dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương phục vụ du lịch vẫn còn tồn tại một số vấn đề và hạn chế như một số chương trình Ca Huế chưa đảm bảo thời lượng, số lượng người tham gia biểu diễn, chương trình biểu diễn không đúng theo Văn bản chấp thuận đã được cấp, nội dung bị rút ngắn, lời ca bị cắt xén.

Ngoài ra, có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hạ giá xuất diễn, bớt thù lao của diễn viên và nhạc công dẫn đến chất lượng bị giảm sút. Còn tồn tại tình trạng các nghệ sĩ thiếu tôn trọng khách, phát ngôn phản cảm, nói chuyện, sử dụng điện thoại trong quá trình tham gia biểu diễn.

Bên cạnh đó, không gian trình diễn trang trí, bày biện hàng lưu niệm tại vị trí chưa được phù hợp...

z4515042774293_706ae8c15350d5c8cbe278bf0d9a1043-1-.jpg
Hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thiên Bình, thời gian tới sẽ tổ chức các đợt kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các chủ thuyền, các diễn viên và nhạc công không đảm bảo chất lượng tham gia biểu diễn. Từ đó lấy lại hình ảnh Ca Huế trên sông Hương là sản phẩm du lịch đặc sắc góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và là nền tảng đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, Tổ Liên ngành kiểm tra hoạt động Ca Huế đã thực hiện 11 đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất đối với hơn 380 suất diễn và thuyền tham gia hoạt động ca Huế trên sông Hương. Qua đó, đã lập biên bản vi phạm và tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành 8 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm với số tiền hơn 58 triệu đồng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
Kiểm tra, xử lý các vi phạm hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO