Văn hóa – Di sản

Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới

Hà Oai 15:22 08/05/2024

“Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.

z5420517516094_1c4210a4c21202a327b060ccbe6136df.jpg

Ngày 8/5, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, “Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế” đã được ghi danh là di sản tư liệu thế giới với 23/23 số phiếu tại phiên họp ngày 8/5/2024 trong Hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO diễn ra tại Mông Cổ.

Tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ đã tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Trong đó, Việt Nam có một hồ sơ là “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” (Cửu Đỉnh – Hoàng Cung Huế) được đệ trình xem xét.

Với những giá trị tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, đặc biệt là các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á, Uỷ ban Ký ức thế giới UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi danh hồ sơ “Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế” vào Danh mục Ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia trong phiên họp ngày 8/5/2024 tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10.

z5420519048321_0731264786b062dcd34651dc23a7e86f.jpg
Ghi danh "Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế" là di sản tư liệu thế giới.

Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 – 1837 và được đặt trước sân Thế Tổ Miếu ngay từ khi ra đời cho đến hiện nay. Vua Minh Mạng cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu Đỉnh cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu Đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.

Đặc biệt là đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến mà hình ảnh kênh Vĩnh Tế trên Cao Đỉnh là một minh chứng rõ nét. Ông Nguyễn Văn Thoại khi làm chức Trấn thủ Vĩnh Thanh đã trực tiếp chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà) dài hơn 87km trải hơn 5 năm (từ 1819 - 1825) tạo nên một cột mốc quan trọng trong lịch sử giao thông, thương mại, biên phòng cũng như về trị thủy ở vùng đất Nam Bộ. Trong thời gian đào kênh đầy gian truân, bà Châu Thị Vĩnh Tế (quê ở Vĩnh Long, vợ của Thoại Ngọc Hầu) đã tận tụy giúp chồng chăm lo đại sự, những lúc chồng bận việc công cán thì bà Châu Thị Vĩnh Tế đã thay chồng đôn đốc và giám sát việc đào kênh, sau khi công trình này hoàn thành và cảm phục trước công sức khó nhọc của bà Châu Thị Vĩnh Tế vua Minh Mạng đã lấy tên của bà để đặt tên cho con kênh là kênh Vĩnh Tế.

272900072_4825287017556207_8656374444303082209_n.jpg
"Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế" được đặt trước sân Thế Tổ Miếu.
dsc01165.jpg
Du khách tham quan chiêm ngưỡng "Cửu Đỉnh - Hoàng cung Huế".
dsc01214.jpg
162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên 9 Cửu Đỉnh.

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, dù đã trải qua gần 200 với bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn còn vẹn nguyên tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO