Đời sống văn hóa

Độc đáo “Tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn”

Hương Giang 20/03/2024 21:56

Nhiều bức tranh khắc gỗ độc đáo lấy cảm hứng từ những hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn được được các họa sĩ trưng bày, giới thiệu đến công chúng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP Huế).

z5266885453407_ac25f9580f58fb120fca2a33baa18532.jpg
Các bức tranh khắc gỗ được trưng bày tại số 15 Lê Lợi (TP Huế).

Nhân chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và hưởng ứng Festival Huế 2024, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với PGS.TS Trang Thanh Hiền - Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cùng nhóm cộng sự tổ chức trưng bày “Tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn” tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP Huế) từ ngày 19 – 25/3/2024.

Theo đó, từ năm 2022 nhóm các giảng viên họa sĩ và sinh viên Trường Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội đã nghiên cứu và lập một dự án nhằm thực hiện một bộ tranh khắc gỗ về đất nước Việt Nam trên Cửu Đỉnh với mong muốn tôn vinh, phát huy các giá trị di sản nghệ thuật của tiền nhân. Tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP Huế) nhóm tác giả đã giới thiệu đến công chúng gần 60 tác phẩm tranh khắc gỗ lấy cảm hứng từ hình mẫu 162 bức đúc đồng trên mỗi đỉnh.

Thông qua nghệ thuật tranh khắc gỗ những người thực hiện dự án mong muốn “tiếp thị” Cửu Đỉnh bằng các hình thức mới và nhằm quảng bá một di sản đặc biệt của lịch sử văn hóa Việt Nam. Những bức tranh khắc gỗ được trưng bày không chỉ là sự cơ học chuyển thể từ các tác phẩm đúc đồng trên Cửu Đỉnh mà còn hướng tới sự tìm tòi về hình thức biểu đạt mới trong cái nhìn “đối thoại thẩm mỹ” giữa cái cũ ổn định và cái mới tiếp biến, giữa quá khứ và hiện tại.

Các bức tranh khắc gỗ vừa dựa trên ngôn ngữ nghệ thuật khắc gỗ dân gian kết hợp với ngôn ngữ của nghệ thuật khắc gỗ hiện đại để tạo nên sự rung cảm khác biệt ở mỗi bức tranh.

Theo PGS.TS Trang Thanh Hiền cho biết, nhóm tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ để đồng hành với tiến trình đưa Cửu Đỉnh triều Nguyễn đến với mục tiêu trở thành Di sản tư liệu thế giới trong tương lai - công việc đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nỗ lực xúc tiến.

z5266885444535_c425dd6ac7e225ef2c7288ff1e0dfbfe.jpg
Những bức tranh khắc gỗ được lấy cảm hứng từ những hình mẫu trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn.
z5266885460785_ac6dfb9d97aaa63b30d4f6d9e250e037.jpg
Hình mẫu trên Cửu Đỉnh qua tranh khắc gỗ.
z5266885441616_5d99189e675563cccd6809259b4eac8c.jpg
Tranh khắc gỗ về đất nước Việt Nam.
z5266885441722_ab8884e01c20300ec4ddbd98ee41343e.jpg
Triều Dương (Vũ Phương Anh) - Yến 1 (Trần Mỹ Anh) - Minh Nguyệt (Nguyễn Thu Nga).
z5266885452552_32aa3a1d36d533e8f7f1077d05a127ac.jpg
Hải Vân Quan.
z5266885447535_add765bd34f2155201c6d55b089ed501.jpg
Sen - Trang Thanh Hiền.

Cửu Đỉnh là chín chiếc đỉnh đồng được vua Minh Mạng cho đúc năm 1835 và được xem là biểu tượng cho sức mạnh của triều đình nhà Nguyễn, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của người Việt xưa về đất nước, về vạn vật xung quanh. Sau khi đúc xong vào tháng Giêng năm Đinh Dậu (1837) chín chiếc đỉnh đã được đặt tại Thế Miếu từ đó đến ngày nay.

Nét đặc biệt và độc đáo của Cửu Đỉnh chính là các hình ảnh mang tính biểu tượng được đúc chạm trên thân đỉnh. Mỗi đỉnh đều được đúc nổi hoàn thiện 17 hình ảnh bao gồm các loại hình như thiên tượng, linh vật, lãnh hải, sông núi, cầm thú, côn trùng, thảo mộc, kiến trúc, xe kiệu, thuyền bè, vũ khí... và hai chữ Hán mang tên đỉnh.

Tất cả các bức chạm khắc đúc đồng trên Cửu Đỉnh dường như đã khái quát thành một “bách khoa toàn thư” về một đất nước Việt Nam thời bấy giờ giàu có và cường thịnh. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử và là đỉnh cao của kỹ thuật chế tác, năm 2012 Cửu Đỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ấn tượng “Tết làng Việt” xuân Ất Tỵ tại làng cổ Đường Lâm
    Tham dự chương trình “Tết làng Việt” xuân Ất Tỵ ngày 18/1 (tức ngày 19 tháng Chạp), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại sứ, du khách trong và ngoài nước ngoài bày tỏ sự ấn tượng về không gian Tết Việt tại làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội).
  • [Podcast] Truyện ngắn: Hoa dã quỳ
    Tôi lướt xe trên cung đường uốn lượn, tiến dần lên ngọn Tam Đảo mờ sương. Vừa đi vừa nghĩ, mình như đang lướt trên lưng một con trăn khổng lồ cuộn mình quanh sườn núi. Lâu nay, tôi và chiếc xe máy này đã lang thang trên mọi nẻo đường, đến những miền đất lạ, với cảnh đẹp và con người hiền hòa.
  • Đón Tết 2025 cùng loạt phim Pháp chiếu miễn phí trên DANET
    Với mong muốn mang đến cho khán giả một cái Tết trọn vẹn và mới lạ, Công ty BHD phối hợp cùng Viện Pháp tại Việt Nam tiếp tục giới thiệu chương trình Cine-Tết lần thứ năm. Trong khuôn khổ chương trình, 16 bộ phim Pháp độc đáo và chưa từng được chiếu tại Việt Nam sẽ được trình chiếu miễn phí trên nền tảng xem phim trực tuyến DANET từ ngày 17/1 đến 17/2 năm 2025.
  • Miễn thị thực cho công dân Ba Lan, Séc và Thuỵ Sỹ vào Việt Nam du lịch
    Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 15/1/2025 về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ.
  • Các điểm trông giữ xe phục vụ chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
    Nhằm phục vụ chương trình “Hoà nhạc ánh sáng – Chào năm mới 2025” diễn ra vào tối 18/1, UBND quận Tây Hồ bố trí 13 điểm trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo “Tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO