Lý luận - phê bình

Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp

PGS. TS Trần Trí Trắc 22/08/2024 10:10

Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.

Còn phê bình là sự thẩm định, đánh giá, giải thích, phát hiện, định hướng những giá trị sáng tạo của một tác phẩm, một tác giả, một giai đoạn, một khuynh hướng, một trào lưu cụ thể. Nó thuộc về tư duy logic mang nội dung “đàm luận” nhằm phát triển sự sáng tạo không ngừng.

mot-canh-trong-vo-dien-_song-mai-tuoi-17_-tai-nha-hat-tuoi-tre-ha-noi.jpg
Một cảnh trong vở diễn “Sống mãi tuổi 17” của Nhà hát Tuổi trẻ

Lý luận, phê bình sân khấu là con đẻ của nghệ thuật sân khấu. Vì không có nghệ thuật sân khấu thì không có lý luận, phê bình sân khấu. Vị trí của nó bình đẳng với tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ, biên đạo múa và khán giả của nghệ thuật sân khấu. Nó không bao giờ được đứng cao hơn hay thấp hơn, mà ngang hàng với tập thể để cùng có nghĩa vụ “sinh tử, vui buồn” trong nghệ thuật sân khấu. Vì vậy, đã có người ví von, coi nhà lý luận phê bình sân khấu là bác sĩ của sân khấu. Nền nghệ thuật sân khấu nào thiếu hoặc yếu “bác sĩ” ấy, thì nền nghệ thuật sân khấu ấy sẽ “khuyết tật”, còm cõi, bệnh tật, thiếu hoàn thiện và chết yểu.

mot-canh-trong-vo-dien-_loi-vu_-cua-san-khau-le-ngoc.jpg
Một cảnh trong vở diễn “Lôi Vũ” của Sân khấu Lệ Ngọc

Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành đặc biệt. Đặc biệt vì nó mang trong mình cả tư duy hình tượng lẫn tư duy logic. Nếu không có khả năng tư duy hình tượng thì nhà lý luận, phê bình sân khấu sẽ khó mà thấu hiểu, đồng hành với sáng tạo của các nghệ sĩ, để rút ra những quy luật khách quan thuyết phục nghệ sĩ. Cho nên, nhà lý luận, phê bình sân khấu cũng là “nghệ sĩ” như mọi nghệ sĩ, có tiếng nói của nghệ sĩ bằng tư duy logic trong các hình tượng nghệ thuật sân khấu.

Cùng với đó, lý luận, phê bình sân khấu được thể hiện bằng những cá nhân cụ thể trong thế giới của loại hình tổng hợp, nên đòi hỏi mỗi cá nhân lý luận, phê bình sân khấu phải có năng khiếu bẩm sinh nổi trội. Đó là phải có năng lực, biết phát hiện vấn đề, biết phản biện vấn đề và biết lý giải vấn đề một cách thuyết phục cho nghệ sĩ. Năng khiếu bẩm sinh của nhà lý luận, phê bình sân khấu không chỉ ở khả năng phát hiện, phản biện, lý giải, mà còn cả tính trung thực. Tính trung thực này đòi hỏi nhà lý luận, phê bình sân khấu không biết cong lưng, uốn gối, khuất phục trước cường quyền, tiền bạc để nói “nửa sự thật” làm vừa lòng nghệ sĩ non kém, tầm thường. Bởi vì, nói “nửa sự thật” là tự hủy diệt chính mình.

Mặt khác, sân khấu vốn là loại hình tổng hợp, nên nhà lý luận, phê bình sân khấu cũng phải có tri thức tổng hợp về văn hóa, lịch sử, văn học, triết học, chính trị học, xã hội học và sân khấu học... để có bản lĩnh đánh giá, bình phẩm, định hướng sáng tạo của các nghệ sĩ. Nếu không có bản lĩnh này thì làm sao nhà lý luận, phê bình sân khấu phát hiện được nhân vật Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV lại nhầm lẫn đọc thơ của thi sĩ hiện đại thế kỷ XX; bà Trưng Trắc ở thế kỷ I sau Công nguyên lại đội trên đầu chiếc mũ Nam Phương Hoàng hậu ở thế kỷ XX? Bản lĩnh “nói có sách, mách có chứng” với thái độ trung thực, chân tình nên các nghệ sĩ đã nghe theo, sửa theo “đàm luận” của nhà lý luận, phê bình sân khấu một cách “tâm phục, khẩu phục” ở thực tiễn sân khấu Việt Nam.

mot-canh-trong-vo-dien-_vang-bong-mot-thoi_-cua-san-khau-le-ngoc.jpg
Một cảnh trong vở diễn “Vang bóng một thời” của Sân khấu Lệ Ngọc

Ngành lý luận, phê bình sân khấu là ngành khó và trở thành một nhà lý luận, phê bình sân khấu lại càng khó hơn. Nghệ thuật sân khấu hôm nay và mai sau không thể không có lý luận, phê bình sân khấu cũng như thiếu lý luận, phê bình sân khấu là một khiếm khuyết lớn của tất cả những ai tạo nên nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Lý luận, phê bình sân khấu Việt Nam được xuất hiện trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đội ngũ này đã được phát huy rực rỡ khi nền sân khấu cách mạng phát triển cực thịnh, tạo ra vị thế đáng tự hào của lý luận, phê bình sân khấu Việt Nam rất đáng tự hào. Nhưng, từ khi đất nước thống nhất đến nay, nền sân khấu cách mạng ngày càng xuống cấp, đã kéo theo lý luận, phê bình sân khấu tụt hậu thảm hại. Hiện nay, nguồn nhân lực cũ đã cạn kiệt (vì nhiều lý do như đã ra đi vào cõi vĩnh hằng hoặc già yếu, ốm đau, bệnh tật) và nguồn lực mới hầu như không có (trường ngót 20 năm trở lại đây không mở được lớp vì không có thí sinh đăng ký thi tuyển đầu vào...

Ở Việt Nam, ngành lý luận, phê bình sân khấu chưa có truyền thống. Sự hiện diện của nó, đến ngày hôm nay cũng không thể gọi là chuyên nghiệp hoàn toàn và còn rất non trẻ. Nó mang tính phong trào, tự do, cảm hứng, có cũng tốt, không có cũng chẳng sao. Những ai đã được gọi là “nhà lý luận, phê bình” thì cũng nhận thấy mình chưa xứng đáng với danh hiệu đó. Vì họ chưa bao giờ coi phê bình sân khấu là nghề nghiệp sống còn của mình. Bài viết của họ có công phu đến mấy, đăng trên báo thì cũng chỉ được ít tiền nhuận bút, không tương xứng với giá trị của “đầu vào”. Cho nên, có thể nói, một nhà lý luận, phê bình tài năng dù phải làm việc cật lực suốt đời, thì cũng không thể thu được số tiền nhuận bút bằng một tác giả bình thường trong một vở diễn bình thường. Do đó, nhiều người được đào tạo làm nghề lý luận, phê bình sân khấu hoặc từng có tiếng tăm một thời, cũng đã “chạy làng” sang những ngành khác để tồn tại như dạy học, sáng tác, đạo diễn và đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Họ thường than thở với nhau: vào nghề thì muộn, nhưng ra đời lại quá sớm. Vì ai được đào tạo làm nghề lý luận, phê bình sân khấu cũng phải kinh qua thực tiễn sân khấu trên dưới 10 năm. Tốt nghiệp ra trường thì tuổi đời cũng ngót nghét 40 xuân. Nhưng đời lại chưa trọng, ngành sân khấu lại chưa cần và anh em nghệ sĩ cũng chẳng ưa gì!

Mặt khác, các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ hầu như chưa bao giờ coi nhà lý luận, phê bình sân khấu là thành viên thân thiết của mình trong sáng tạo. Họ có thể lao đi tìm tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên múa và các nhà chính trị sĩ để xây dựng tiết mục mới, còn nhà lý luận phê bình thì không cần. Họ cho rằng nhà lý luận, phê bình đến chỉ thêm rắc rối, phiền toái.

Tuy vậy, nhiều nhà lý luận, phê bình sân khấu, một mặt vì yêu nghề, mặt khác vì trọng bạn, nên đã sẵn sàng bỏ tiền lương ít ỏi của mình ra mua vé để xem và viết rất thành tâm, công phu. Chẳng may bài viết chê nhiều, khen ít, dù có thực lòng thì nhà lý luận, phê bình vẫn bị các bạn nghệ sĩ chê trách, cô lập.

Khi các nhà lý luận, phê bình có tay nghề rời khỏi văn đàn, thì hàng loạt những cây bút “trái tay” xuất hiện. Họ là nhà báo, họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ, diễn viên... tung hoành những quan điểm, ý kiến của mình tràn lan trên các mặt báo. Bài của họ, trước hết, rất đáng hoan nghênh, có giá trị nhất định và mang ý nghĩa của tiếng nói công chúng khán giả. Nhưng, suy cho cùng, tiếng nói của họ chưa thể trở thành ý kiến “chính thống”, vì những bài viết còn mang nhiều cảm tính, thiếu khoa học của đôi mắt nhà nghề. Ở họ có chung một hình thức tường thuật cốt truyện, giới thiệu qua về tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ... rồi khen chê vài lời rất chung chung để vừa lòng đơn vị nghệ thuật. Bài của họ mang tính “thông báo”, chứ chưa phải mang nội dung phê bình sân khấu sâu sắc. Vì vậy, những ai muốn nghiên cứu về vở diễn, về nhà hát hay chân dung nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn hoặc sự phát triển nghệ thuật của một giai đoạn, một khuynh hướng của một nhà hát, một nền nghệ thuật sân khấu nào đó, qua những bài báo của họ, thì hoàn toàn bất lực.

Hơn nữa, trong số họ, đã có không ít các bài báo mang nội dung sai lệch: cái đáng khen lại chê, cái đáng chê lại cổ vũ, làm nhiễu loạn giá trị của tác phẩm trong khán giả. Đặc biệt, lý luận, phê bình ở các đơn vị nghệ thuật địa phương hoàn toàn bị lãng quên, bỏ trống và nếu có thì bị méo mó, sai sự thật rất đáng tiếc.
Trong suốt 50 năm qua, thực trạng khủng hoảng của lý luận, phê bình sân khấu dường như vẫn không có chuyển biến. Cái gốc của khủng hoảng ấy một phần là do trước đây đội ngũ những người làm lý luận, phê bình sân khấu được đào tạo nhiều nhưng lại ít được trọng dụng. Nhiều người học lý luận phê bình sân khấu đã phải chuyển sang làm nghề khác: quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, tác giả, theo chức năng, nhiệm vụ trái với bằng cấp vốn được đào tạo. Hiện nay, ở Việt Nam cũng không có một tổ chức, cơ quan Nhà nước nào làm chức năng “phê bình sân khấu”. Ngay ở Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có một Ban Lý luận, Phê bình sân khấu (không lương), nhưng lại mang chức năng: tư vấn cho Ban Chấp hành Hội về thực hiện Điều lệ Hội.

Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X) đã chỉ rõ: “Hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn lạc hậu nhiều mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác... Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm, văn hóa phê bình bị hạ thấp...”.

Có nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ quan có, đặc biệt hiện nay khi cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế được diễn ra, giá trị đồng tiền được đề cao, mọi hoạt động xã hội thành hàng hóa, thì những người làm lý luận, phê bình sân khấu đã không có một hệ thống giá trị thẩm mỹ chuẩn để làm điểm tựa cho ngòi bút của mình, vậy nên, nhìn lên thì chẳng thấy ai giúp đỡ, nhìn xuống cũng chẳng có ai theo mình, khi sân khấu cần “thương mại”, cần “thượng đế” chứ chẳng cần lý luận, phê bình làm gì!

Lý luận, phê bình sân khấu, theo như Belinski, là “mỹ học vận động”, là “ý thức triết học” và theo Nguyễn Khoa Điềm là “ngọn roi” phản kích âm mưu, ý đồ đen tối của kẻ địch trong lĩnh vực văn nghệ. Tất cả đều đúng và thực trạng của lý luận, phê bình sân khấu Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng cũng là sự thật. Giải pháp nào cần được đặt ra cho thực trạng này? Thiết nghĩ, giải pháp trước hết là phải phục hưng nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng (vì lý luận, phê bình sân khấu là con đẻ của nền sân khấu, mẹ không khỏe thì con sẽ ốm yếu), đồng thời phải xây dựng được hệ giá trị thẩm mỹ của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 rõ ràng làm điểm tựa cho lý luận, phê bình sân khấu và tạo ra môi trường bền vững cho hoạt động lý luận, phê bình sân khấu Việt Nam.

Đảng, Nhà nước đã nhận thức đúng vai trò quan trọng của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng từ lâu, đã ra nhiều nghị quyết đúng đắn, đầy đủ từ các Đại hội Đảng đến các cấp và Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cũng mở nhiều hội thảo khoa học với những giải pháp hay, biện pháp đúng. Hi vọng rằng ngày tháng tới, những giải pháp, nhiệm vụ phục hưng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng sẽ được thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả./.

Bài liên quan
  • Vừa tỉnh vừa mê với “Thuốc mê” của Thâm Tâm
    Câu chuyện mỏng mảnh, ngắn gọn, mà nhà thơ Thâm Tâm gợi ra được những sắc thái ly kỳ, hồi hộp. Nhưng vừa ngả theo hướng truyện phiêu lưu, điều tra, lại vừa gài được chất tình của chuyện yêu đương quyến luyến nam nữ, mà không ngả ngớn, “sến sẩm” ướt át. Liên tưởng trong đời sống hiện đại hôm nay, tiểu thuyết “Thuốc mê” vẫn nhắc hỏi ta về việc sống như thế nào cho ra con người, giữa biết bao nhiêu áp lực và ràng buộc.
(0) Bình luận
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO