Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư

Trung Kiên 07:39 07/09/2024

Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.

Bộ Tư pháp đánh giá, tại Chương IV “Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô” trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới về chính sách về nội dung này.

luat-thu-do56.jpg
Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6 và được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 23/7/2024. (Ảnh: NXB Tư pháp - Bộ Tư pháp).

Trước tiên, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung các quy định mang tính ưu đãi về tài chính, ngân sách áp dụng cho thành phố như quyết định áp dụng trên địa bàn một số loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí và được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do điều chỉnh chính sách phí, lệ phí (khoản 4, khoản 5, Điều 34), các khoản thu khi thực hiện mô hình khu phát triển thương mại và văn hóa (khoản 7 Điều 21), thu tiền sử dụng không gian ngầm (khoản 2 Điều 19), tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD, tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD, phí cải thiện hạ tầng (khoản 4 Điều 31)…

Bên cạnh đó, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố toàn bộ số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao sau khi đã thực hiện thưởng vượt dự toán các khoản thu theo quy định và số tăng thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% trên địa bàn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Ngân sách Thành phố được giữ lại toàn bộ ngân sách Trung ương được hưởng theo tỷ lệ phân chia các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê từ đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố. Luật cho phép tổng mức dư nợ vay của Thành phố không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp; trường hợp cần huy động vốn vay lớn hơn 120%, Thành phố báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định (Điều 34).

Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định, Thành phố Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ của thành phố nhằm hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ (khoản 1 Điều 36). Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ đầu tư mạo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, chấp nhận khả năng rủi ro (Điều 36).

HĐND Thành phố Hà Nội quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; sử dụng ngân sách thành phố để hỗ trợ các cơ quan Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương khác trong nước hoặc hỗ trợ quốc gia khác trong trường hợp cần thiết. HĐND Thành phố quyết định chi ngân sách cho một số nội dung đặc thù, chi đầu tư các dự án liên tỉnh trong vùng Thủ đô; hỗ trợ di dời, xây dựng mới cho các đối tượng phải di dời theo quy định. Cho phép HĐND Thành phố Hà Nội quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các nhiệm vụ chi sử dụng ngân sách thành phố cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 35).

Cơ chế đặc thù về đầu tư

Nhằm thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số cơ chế đặc thù. Về thẩm quyền đầu tư, Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định theo hướng phân quyền mạnh mẽ cho thành phố, theo đó, đối với dự án sử dụng ngân sách địa phương thì HĐND Thành phố quyết định chủ trương mà không phụ thuộc vào quy mô vốn. Phân quyền từ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số dự án (Điều 37).

hanoi34.jpg
Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. (Ảnh minh họa).

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công đối với dự án nhóm B, nhóm C (Điều 38). Đồng thời Luật cho phép áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án PPP thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư như trong lĩnh vực y tế, giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ xã hội để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao Thủ đô (Điều 39).

Cho phép thực hiện hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) thanh toán bằng đất hoặc tiền đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực vận tải, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường; hạ tầng kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi (Điều 40). Ngoài ra, Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý đối với các công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao do Nhà nước đầu tư trên địa bàn Thủ đô để nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí tài sản công (Điều 41).

Quy định về thu hút nhà đầu tư chiến lược trong một số lĩnh vực mà thành phố ưu tiên thu hút như công nghiệp chế tạo, sản xuất mạch tích hợp bán dẫn, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử (IC), điện tử linh hoạt (PE), chíp bán dẫn, pin công nghệ mới, vật liệu mới, năng lượng sạch…; phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)… quy định điều kiện để được xem là nhà đầu tư chiến lược (khoản 2 Điều 42).

Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về ưu đãi đầu tư, theo đó, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư chiến lược, để tránh xung đột với chính sách thuế tối thiểu toàn cầu thì không quy định ưu đãi về thuế mà quy định ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất; hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, thuế; hỗ trợ phát triển nhân lực, hạ tầng và các công trình hạ tầng xã hội; chi phí hỗ trợ cho sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của HĐND thành phố để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thu hút nhà đầu tư chiến lược./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
    Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
    Ngày 5/10, tại Hà Nội, CLB Trí thức và Doanh nhân trẻ Lam Hồng đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo" nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
  • Hơn 1.200 VĐV Cầu lông trẻ tranh tài tại Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô 2024
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 6/10, Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 chính thức khai mạc tại Nhà Thi đấu Cầu Giấy (quận Cầu giấy, TP Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO