Chính sách & Quản lý

Làng nghề truyền thống trăm tuổi Bố Liêu, người dân ngồi tựa khung cửa chằm nón lá

Phúc Lâm 14:56 26/12/2023

Từ một nghề phụ và trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với sự tác động của kinh tế thị trường nhưng nghề làm nón lá Bố Liêu (xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong) vẫn được duy trì, gìn giữ cho đến ngày nay và mang lại nguồn thu nhập nhất định cho người dân.

Làng nghề làm nón truyền thống Bố Liêu

Bố Liêu (xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nằm giữa cánh đồng lúa và cách Thành cổ Quảng Trị 5km về phía Đông là một làng cổ trên 500 năm tuổi được Dương Văn An thống kê trong “Ô Châu Cận Lục’ thuộc khu vực đồng bằng huyện Triệu Phong có diện tích nhỏ hẹp, khi làng xã đã định hình và phát triển ổn định thì nghề nghiệp phát tích.

1.jpg
Đường vào làng Bố Liêu (xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Theo đó, từ khoảng thế kỷ 19 bên cạnh nghề lúa nước truyền thống được duy trì từ bao đời, làng Bố Liêu còn hình thành nên nghề mới đó là nghề chằm nón lá. Chằm nón lá được xem là nghề phụ nhưng đến nay đã trải qua hơn 100 năm và người dân làng Bố Liêu (xã Triệu Hòa) vẫn gìn giữ trở thanh nghề truyền thống quan trọng mang lại nguồn thu nhập nhất định cho người dân làng.

Nghề làm nón lá không quá nặng nhọc và không đầu tư vốn nhiều nhưng cần sự chăm chỉ, đôi tay khéo léo nên phụ nữ, người già, cho đến trẻ nhỏ đều có thể tranh thủ thời gian nông nhàn chằm nón lá. Đi quanh các con đường trong làng Bố Liệu (xã Triệu Hòa) dễ dàng nhìn thấy và bắt gặp người dân ngồi giữa cửa của nhà mình với đôi tay nhanh nhẹn khéo léo chằm nón lá.

Trên con đường làng vắng người với đầy cây cối xanh tươi, PV Tạp chí Người Hà Nội nhìn thấy bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (50 tuổi, trú làng Bố Liêu) đang ngồi tựa lưng ở khung cửa nhà mình để chằm nón, khi tiếp cận chúng tôi được bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung mời vào nhà và qua cuộc trò chuyện thì được tiết lộ “sở dĩ người dân hay ngồi cạnh cửa ra vào để chằm nón lá là do chỗ cửa có đủ ánh sáng làm việc và có thể quan sát được người ra vào xung quanh nhà mình, biết và quan sát được hàng xóm xung quanh đang làm gì”.

Nói về kỹ năng và các công đoạn làm nên chiếc nón lá, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung chia sẻ rằng, trừ một số công đoạn như sấy, ủi lá và chẻ tre làm vành nón đã được “công nghệ hóa” thì những việc còn lại vẫn được người dân Bố Liêu thực hiện thủ công. Sau đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung lấy ra một xấp lá sắp xếp lại ngay ngắn và nói “với công đoạn xây vành thì lá được chia ra lá tra (lá già) và lá non, trong lá non lại được chia thành lá đực (sần sùi hơn) dùng làm lớp trong cùng của nón và lá cái (bóng nhẵn hơn) dùng xếp ngoài cùng, lớp lá tra được xếp ở giữa để tăng độ cứng cáp và bền chắc cho nón”.

2.jpg
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung tựa lưng vào khung cửa của nhà mình chuẩn bị chằm nón.
4.jpg
Khung để làm ra một chiếc nón lá.
6.jpg
Các công đoạn thủ công để làm ra một chiếc nón lá ở làng Bố Liêu.
3.jpg
Các tăm tre để kết vào khung.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh (40 tuổi, trú ở thôn Bố Liêu) bật mí, “Công đoạn lâu nhất khi làm một chiếc nón là dùng kim chỉ khâu, dùng kim để khâu chằm nón cũng phải thận trọng bởi chằm kim mạnh thì dễ bị kim đâm vào tay và nếu không cẩn thận thì lá rách hết, mất công làm lại”.

Làng nón trăm tuổi dưới tác động của kinh tế thị trường

Nón lá làng Bố Liêu không chỉ che nắng che mưa cho biết bao đời người dân trên đồng ruộng mà còn se duyên cho nhiều đôi lứa và làm đẹp thêm cho những lễ hội truyền thống, các chương trình giao lưu văn hóa… cũng như trang trí cho các hàng quán của địa phương…

Theo người dân làng nghề truyền thống Bố Liêu, dù đã chằm nón có kinh nghiệm hàng chục năm cùng với đôi tay khéo léo và chằm nón khá nhanh nhưng mỗi ngày chỉ làm ra được 2 chiếc nón hoàn chỉnh. Mỗi chiếc nón làm ra được thương lái thu mua trung bình khoảng 60.000 đồng/chiếc và trừ chi phí đi còn thu về khoảng 40.000 đồng/chiếc.

Chia sẻ với PV Tạp chí Người Hà Nội, những người lớn tuổi và gắn bó lâu dài với nghề làm nón lá nói rằng nghề làm nón cho thu nhập thấp và chỉ tranh thủ thời gian nông nhàn nên dù là nghề truyền thống nhưng rất còn ít người theo giữ nghề, đặc biệt là lớp trẻ tuổi trong làng hiện nay không mặn mà với nghề của ông cha để lại. “Những thanh niên trong làng đi làm công nhân, sáng đi và tối về có thu nhập ổn định cuộc sống nhưng nghề nón không thể đủ chi tiêu trong nhà mà chỉ công việc làm thêm” - chị Nguyễn Thị Hoa (46 tuổi, trú ở làng Bố Liêu) cho hay.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Hòa (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) Nguyễn Đình Dũng thông tin, theo thống kê gần đây nhất tại làng Bố Liêu (xã Triệu Hòa) còn 80/110 hộ làm nghề chằm nón và càng ngày càng giảm. Dù UBND tỉnh Quảng Trị đã cộng nhận làng nghề truyền thống nhưng nghề làm nón Bố Liêu chưa tìm ra hướng phát triển mạnh bởi người dân làm nón còn nhỏ lẻ, tự phát.

5.jpg
Khâu bắt đầu để làm ra chiếc nón của người dân Bố Liêu.
7.jpg
Chiếc nón lá sau khi hoàn thành.

Trong thời gian tới, địa phương cùng các đơn vị liên quan sẽ khảo sát tìm hướng đi cho làng nghề làm nón truyền thống Bố Liêu, chẳng hạn có thể phát triển làng nghề kết hợp với du lịch với việc đầu tư một địa điểm để đưa sản phẩm ra trưng bày và sản xuất tập trung để khách tham quan, trải nghiệm nghề - ông Nguyễn Đình Dũng thông tin thêm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Làng nghề truyền thống trăm tuổi Bố Liêu, người dân ngồi tựa khung cửa chằm nón lá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO