Văn hóa

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống để thu hút du lịch

Đình Thế 09/11/2023 20:34

Ngày 9/11, tại Hà Nội, nằm trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức Tọa đàm với các nghệ nhân, thợ giỏi lĩnh vực ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Thông qua buổi tọa đàm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn muốn được lắng nghe trực tiếp các ý kiến của các nghệ nhân, để từ đó để ra các biện pháp bảo tồn, gìn giữ và phát triển các làng nghề. Đồng thời, xây dựng được một hệ sinh thái hỗ trợ các làng nghề, từ vùng nguyên liệu, chuỗi cung ứng cho tới phân phối, tiếp thị và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

839eff1e5205845bdd14.jpg
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, đến từ làng nghề mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) mong muốn cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục quan tâm, xây dựng cơ chế chính sách cho các nghệ nhân, đồng thời tích hợp thêm nhiều giá trị cho làng nghề như phát triển du lịch, trải nghiệm cho du khách. Ngoài ra, ông cũng đề xuất có chính sách hỗ trợ một số ngành nghề, làng nghề bị mai một thời gian qua.

Nghệ nhân Hạ Bá Định, nghệ nhân gốm Chu Đậu, tỉnh Hải Dương cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức buổi gặp mặt ấm cúng, tạo cơ hội cho các nghệ nhân có dịp chiêm nghiệm, chia sẻ về những thăng trầm của làng nghề truyền thống. Ông Hạ Bá Định cũng hy vọng, các cấp, các ngành có thêm nhiều chương trình đào tạo nghề truyền thống, với đối tượng mục tiêu là thế hệ trẻ. Ông Định tin rằng, những nghệ nhân lão thành như bản thân còn đủ sức đóng góp cho việc bồi dưỡng này.

Phát biểu tại buổi tọa đàm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Bảo tồn, gìn giữ, phát triển nghề truyền thống để truyền lại cho thế hệ mai sau là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bộ trưởng mong muốn mỗi nghệ nhân, thợ giỏi cần tiếp tục trau dồi, nâng niu, trau chuốt, trân quý từng sản phẩm. Mỗi sản phẩm làng nghề phải kể được một câu chuyện mới thu hút, hấp dẫn khách hàng, từ đó phát huy, lan tỏa giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

9c982138-f522-46da-a7f3-0d6eb864b1de(1).jpeg
Người lưu giữ hồn tranh dân gian Hàng trống ( Ảnh: Vũ Bảo Ngọc)

Việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển làng nghề không chỉ làm cho làng quê sống động hơn mà còn phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là nguồn sinh kế của người dân khu vực nông thôn. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các làng nghề.

Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kết nối, hỗ trợ để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống thông qua các doanh nghiệp./.

Cả nước hiện có khoảng hơn 2.000 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo tiêu chí của nhà nước, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống để thu hút du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO