Văn hóa

Dâng 180 mâm lễ lên ngài Lang Liêu

PV 09:34 09/05/2025

Nằm trong hoạt động tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7) - vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy, ngày 7/5 tại đình Dữu Lâu (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra hoạt động dâng mâm lễ vật lên Vua Hùng. Năm nay, sự kiện này ghi dấu ấn với 180 mâm lễ lớn bao gồm các món ăn truyền thống của các vùng miền, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam.

Sự kiện văn hóa đặc biệt do Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và UBND phường Dữu Lâu phối hợp tổ chức nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam, ghi dấu ấn với 180 mâm lễ lớn nhất Việt Nam được dâng lên tưởng nhớ công ơn ngài Lang Liêu – vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy, biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Sự kiện không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là nơi hội tụ di sản văn hóa ẩm thực ba miền, được sắp xếp thành hình bản đồ Việt Nam, thể hiện sự đoàn kết và phong phú của ẩm thực dân tộc.

Di sản ẩm thực ba miền hội tụ

Tại sân đình Dữu Lâu, 180 mâm lễ được các nghệ nhân và đầu bếp từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam tỉ mỉ chuẩn bị, mỗi mâm là một tác phẩm nghệ thuật, tái hiện những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Từ bánh chưng, bánh giầy của miền Bắc, đến mắm tôm chà, bánh bèo của miền Trung, hay bánh xèo, gỏi cuốn của miền Nam, tất cả hòa quyện tạo nên một bức tranh ẩm thực sống động. Đặc biệt, các mâm lễ được sắp xếp theo hình bản đồ Việt Nam, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tái hiện bằng các món ăn đặc sản, khẳng định tình yêu quê hương biển đảo.

ban-do-am-thuc1.jpg
180 mâm lễ xếp thành bản đồ Việt Nam tượng trưng cho sự đoàn kết và đa dạng ẩm thực của các vùng miền (Ảnh: BTC)

Sự kiện không chỉ tôn vinh giá trị ẩm thực mà còn gắn kết câu chuyện truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu – người con thứ 18 của vua Hùng, người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng lên tổ tiên. Qua đó, Lang Liêu đã truyền tải thông điệp về lòng biết ơn đất trời, tổ tiên, và tinh thần đoàn kết gia đình – những giá trị cốt lõi của người Việt.

Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực

Câu chuyện về Lang Liêu không chỉ là một truyền thuyết mà còn là nguồn cảm hứng để các thế hệ người Việt gìn giữ và phát huy di sản ẩm thực dân tộc. Theo bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực tỉnh Nam Định, Năm nay, không khí lễ dâng hương tưởng nhớ Hoàng tử Lang Liêu đặc biệt ý nghĩa hơn khi quy tụ hơn 180 mâm lễ từ khắp mọi miền tổ quốc góp phần gìn giữ và tôn vinh bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam. “Là một đầu bếp từ miền Nam ra, tôi rất vui khi được cùng cộng đồng anh em nghệ nhân đầu bếp có mặt ở đây ngày hôm nay để cùng tôn vinh tổ nghề bếp Việt, Hoàng tử Lang Liêu. Đây không chỉ là buổi lễ để chúng ta cùng tỏ lòng nhớ ơn tới vị tổ nghề mà còn là dịp để cộng đồng đầu bếp Việt Nam cùng chung tay bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt qua từng món ăn” ông Lý Sanh, một trong những người sáng lập Hội Đầu bếp Sài Gòn chia sẻ.

ban-do.jpg
Các món ăn từ các địa phương trong cả nước quy tụ xếp thành bàn đồ Việt Nam dâng lễ lên Hoàng tử Lang Liêu (Ảnh: BTC)

Các nghệ nhân và đầu bếp tham gia sự kiện cũng bày tỏ niềm tự hào khi được góp phần bảo tồn văn hóa ẩm thực. Bà Trần Thị Hồng Loan, một nghệ nhân ẩm thực xứ Huế, cho biết: “Tôi rất vui khi hôm nay được tham gia buổi lễ. Chương trình rất ý nghĩa khi tôn vinh Hoàng tử Lang Liêu - người được suy tôn là tổ nghề ẩm thực Việt Nam và quy tụ được các anh em nghệ nhân, đầu bếp từ khắp các vùng miền trên cả nước cùng nhau làm mâm lễ truyền thống mang thông điệp đoàn kết và đa dạng bản sắc văn hóa Việt Nam.” Tương tự, Ông Cồ Như Đồi, đại diện chi hội phở Vân Cù, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy giá trị văn hóa ẩm thực trong bối cảnh mới: “Chúng tôi học từ truyền thống, nhưng cũng sáng tạo để món ăn Việt gần gũi hơn với thế hệ trẻ và du khách quốc tế, những món ăn dâng lễ hôm nay của chúng tôi được sáng tạo cho phù hợp với thị hiếu khách hàng ngày nay nhưng vẫn giữ hương vị và bản sắc văn hóa món ăn địa phương”

Đình Dữu Lâu – nơi lưu giữ giá trị văn hóa

Đình Dữu Lâu, nằm ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, là một trong những di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Phú Thọ, được công nhận là di tích cấp tỉnh. Nơi đây không chỉ là không gian thờ cúng ngài Lang Liêu mà còn là trung tâm văn hóa của cộng đồng, lưu giữ những giá trị truyền thống của vùng đất cổ Văn Lang. Theo ông Tạ Văn Thịnh, ông từ giữ đình Dữu Lâu từ lâu đã trở thành biểu tượng của lòng biết ơn và sự gắn kết cộng đồng. “Mỗi năm, chúng tôi tổ chức các lễ hội, sự kiện để nhắc nhở mọi người về cội nguồn. 180 mâm lễ năm nay với sự chung tay của cộng đồng, các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là công ty Masan Consumer mang tới một bước tiến lớn, đưa di sản ẩm thực Việt Nam vươn xa hơn,” ông nói.

dinh-duu-lau.jpg
Đình Dữu Lâu, Di tích lịch sử tỉnh Phú Thọ (Ảnh internet)

Sự kiện 180 mâm lễ tại đình Dữu Lâu không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là lời khẳng định về sức sống mãnh liệt của ẩm thực Việt Nam. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân và đầu bếp, những món ăn truyền thống không chỉ được bảo tồn mà còn được nâng tầm, trở thành cầu nối giữa quá khứ và tương lai, giữa các thế hệ người Việt, giữa Việt Nam với thế giới.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
  • [Video] Bản hòa âm Người Hà Nội
    40 năm là một hành trình mà tờ báo – tạp chí Người Hà Nội mang đậm bản sắc văn học nghệ thuật Thủ đô đã đi qua, và đang nỗ lực sáng tạo, không ngừng để định vị thương hiệu, hòa vào dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam bước tới kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 40 năm qua, những giai điệu tự hào của Báo Người Hà Nội, nay là Tạp chí Người Hà Nội đã ngân vang, tạo niềm cảm hứng bất tận để các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đồng lòng, chung sức xây dựng ngôi nhà mang tên Người Hà Nội giàu bản
  • [Podcast] Đền Kim Liên – Trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa
    Giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và nhịp sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, có một nơi tưởng như tách biệt hẳn với không gian hiện đại: một cánh cổng tam quan cổ kính, rêu phong; một mái đền cong vút trong bóng cây; và một bầu không khí trầm mặc hiếm hoi còn sót lại trong lòng Hà Nội. Đó là Đền Kim Liên – một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn Nam thiêng liêng của kinh thành xưa. Đền Kim Liên ẩn mình sau một con phố sầm uất, nhưng lại chứa đựng một phần hồn cốt rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Hà Nội: Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
    UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1779/UBND-KT ngày 6/5 về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.
  • Trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII
    Ban tổ chức đã tôn vinh 20 tập thể, 15 cá nhân, trong đó, lực lượng CAND có 1 giải thưởng cho tập thể, 1 giải thưởng cho cá nhân.
  • PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
    PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, người sáng lập và chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony đã qua đời vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày. Ông hưởng thọ 84 tuổi.
  • Phim hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu: "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu"
    "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu" là dự án hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam từ ngày 30/5.
Dâng 180 mâm lễ lên ngài Lang Liêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO