Văn hóa

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tham quan Địa đạo Vịnh Mốc

Phúc Lâm 12:41 24/05/2025

Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đến thăm, tham quan Địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

z6631730433475_b73035d051500e249b6194277c0f9516.jpg
Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đến tham quan Địa đạo Vịnh Mốc.

Ngày 23/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội do bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội làm Trưởng đoàn đến thăm, tham quan Địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

Tại Địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội được nghe về các thông tin về Di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Huế - Hướng dẫn viên BQL di tích Địa đạo Vịnh Mốc cho biết, Địa đạo Vịnh Mốc có 3 tầng hầm nằm trong lòng quả đồi đất đỏ cao hơn 32m so với mực nước biển, hệ thống đường hầm được tính toán để đảm bảo kiên cố và lấy được không khí từ ngoài vào, không bị ngập nước và không bị phát hiện.

Trong thời kỳ kháng chiến, người dân vẫn sống trong hầm và thực hiện 2 nhiệm vụ là giữ đất và tiếp tế, có 17 người đã được sinh ra trong Địa đạo Vịnh Mốc. Địa đạo Vịnh Mốc đã được người dân địa phương bảo vệ và bảo tồn rất tốt, chỉ có khoảng 2 - 3% trong địa đạo bị hư hỏng và đã được tu sửa, còn lại mọi thứ đều được bảo tồn như ban đầu.

Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Huế cho biết thêm, “Công trình Vịnh Mốc chắc chắn là một công trình tiêu biểu nhất, một ví dụ điển hình thể hiện cho sức người, ý chí và quyết tâm được sống trong hòa bình của người dân Việt Nam nói chung”. Sau khi nghe những lời giới thiệu về Địa đạo Vịnh Mốc, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã bày tỏ trước ý chí kiên cường của quân và dân ta đã tạo ra một hệ thống hầm hòa dưới lòng đất, góp phần giành độc lập, tự do cho dân tộc.

z6631730303949_fa05203e0fc08ad60a1bebaa6b2904b2.jpg
Hướng dẫn viên BQL di tích Địa đạo Vịnh Mốc giới thiệu về Địa đạo Vịnh Mốc.
z6631730433476_389c9d489516b758f215bcd0bd3b710a.jpg
Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội chụp ảnh tại Địa đạo Vịnh Mốc.

Được biết, Địa đạo Vịnh Mốc có chiều dài đường hầm 1.060,25m (chưa bao gồm các ngách, căn hộ...) và chiều cao đường hầm từ 1,7 - 1,8m gồm có 13 cửa ra vào (có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển), dọc hai bên đường hầm có khoét sâu vào bên trong vách và tạo ra các ngách nhỏ (căn hộ gia đình) có thể đủ chỗ sinh hoạt cho 2 đến 4 người. Trong đường hầm còn có hội trường với sức chứa từ 50 - 60 người dùng để làm nơi hội họp, xem phim, biểu diễn văn nghệ và một số công trình khác như bảng tin, nhà hộ sinh, 3 giếng nước, nhà vệ sinh, trạm phẩu thuật, trạm xá, bếp nấu ăn (bếp Hoàng Cầm)… Di tích “ Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt theo quyết định số 2408/QĐ - TTG ngày 31/12/2014.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
    Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
  • “Tiếng chuông Trấn Vũ” tái hiện nét đẹp văn hóa Thăng Long
    Tối 28/5, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, UBND quận Ba Đình đã chính thức ra mắt sản phẩm du lịch tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” - “Chạm vào linh thiêng, sống cùng huyền thoại”.
  • Dâng 180 mâm lễ lên ngài Lang Liêu
    Nằm trong hoạt động tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7) - vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy, ngày 7/5 tại đình Dữu Lâu (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra hoạt động dâng mâm lễ vật lên Vua Hùng. Năm nay, sự kiện này ghi dấu ấn với 180 mâm lễ lớn bao gồm các món ăn truyền thống của các vùng miền, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam.
  • Logo Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: Nhiều tầng nấc ý nghĩa
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) của tác giả Hồ Sỹ Khải (tỉnh Đồng Tháp) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mẫu logo có ý nghĩa đặc biệt và nhiều thông điệp.
  • Ấn tượng chương trình “Hương sắc” trong Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng 2025
    Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, chương trình nghệ thuật “Hương sắc” đã diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương (thành phố Lạng Sơn) với nhiều ấn tượng đặc biệt.
  • Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2025
    Sáng 11/2, (tức ngày 14 tháng Giêng), UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Ất Tỵ và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2025 tại Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Hạ, thuộc xã Minh Quang.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tham quan Địa đạo Vịnh Mốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO