Truyện

Hoàng tử & Công chúa Ngủ

Truyện ngắn của Slawomir Mrozek (Ba Lan) 07:34 12/03/2023

Công chúa Ngủ đang ngon giấc trên một chiếc giường đầy hoa, có nắp đậy bằng pha lê. Nàng xinh đẹp, phúc hậu và thông minh, tuy vậy cái sắc đẹp, cái phúc hậu và cái thông minh đang ngủ cùng nàng. Nàng đã tồn tại, song nàng ngủ li bì, cho nên coi như không có nàng. Chỉ có sắc đẹp của nàng hiện lên qua nắp pha lê trong suốt, nhưng đó không phải là nét ưu trong tính cách của nàng.

Từ thuở nảo thuở nào nàng chìm trong giấc ngủ, những người tí hon tốt bụng đứng thành vòng tròn vây quanh nàng, chặn lối vào của lũ cướp và thú dữ. Họ biết rằng, chỉ có Hoàng tử Lãng du mới được quyền đến bên nàng. Có điều không dám chắc, liệu Hoàng tử có đến hay không. Nhưng rồi những người tí hon trung thành mừng rỡ, khi vào một sáng tháng năm, họ nhìn thấy Hoàng tử đang du ngoạn tại vùng này. “Hoàng tử ơi, ở đây, ở đây!” - họ gọi to và lao vào mở nắp pha lê.

Hoàng tử tiến lại gần. Chàng ngắm nhìn và - ôi, nàng Công chúa Ngủ này mới xinh đẹp làm sao. Do phản xạ mạnh, chàng khom người và hôn lên đôi môi hồng nhạt của nàng. Đúng như Công chúa từ từ mở mắt, nàng tỉnh dậy và nhìn thấy Hoàng tử đang cúi xuống sát mặt mình. Nàng ôm chầm lấy cổ chàng, còn những người tí hon thì vây quanh nhảy múa hân hoan. Họ rất mừng còn là vì, từ nay không còn phải túc trực bên Công chúa nữa và giờ đây họ có thể đi lo việc riêng của mình.
Khi những người tí hon nhảy đi xa dần, Hoàng tử vẫn ôm Công chúa, còn Công chúa vẫn ôm Hoàng tử. Tới khi lưng chàng mỏi dừ, Hoàng tử đành ngồi ghé vào thành giường pha lê, nhưng người vẫn cúi khom xuống mặt Công chúa, còn Công chúa vẫn tiếp tục ôm ghì lấy chàng - Hoàng tử không thể thay đổi tư thế lúc này của mình được. Vì vậy sau một hồi lâu chàng hỏi nàng:

- Bây giờ sẽ là cái gì đây?
- Bây giờ thì ta cứ giữ nguyên như thế này mãi mãi. - Công chúa đáp.
- Mãi mãi? - Hoàng tử ngạc nhiên.
- Tất nhiên. Chẳng phải vì thế mà chàng đã đánh thức em dậy và hôn vào đôi môi hồng nhạt của em đấy ư?

- Thế nhưng, nàng Công chúa của anh ơi, làm vậy mãi liệu chúng mình có chán hay không?

- Em chẳng hiểu chàng nói gì. Đó chính là hạnh phúc chứ còn gì.
Hoàng tử lúng túng và không tranh luận tiếp nữa, bởi chàng không nỡ làm vậy. Mãi một hồi lâu chàng mới lại nói, nhưng lần này Hoàng tử cố gắng trình bày cái nhìn chủ quan của mình có vẻ như là khách quan.
- Nàng thấy không, hỡi Công chúa quý mến của anh, về mặt chủ quan thì anh hoàn toàn nhất trí với nàng, nhưng về mặt khách quan thì sự việc được diễn giải như thế này: Anh là Hoàng tử Lãng du đã được chương trình hóa, có nghĩa anh sinh ra là để lãng du khắp thế gian đặng tìm các nàng Công chúa Ngủ. Hễ tìm thấy được một Công chúa Ngủ nào, anh liền tiến lại bên nàng, hôn lên đôi môi hồng nhạt của nàng. Lúc đó nàng tỉnh dậy, nhưng nàng sau đó thế nào thì không còn là việc của anh nữa. Và thế là anh lại tiếp tục lên đường.

- Các Công chúa Ngủ nào cơ?... Em đây chính là Công chúa Ngủ chứ còn ai.
- Đúng thế! Dĩ nhiên. Có nghĩa là, nàng là Công chúa thì hai năm rõ mười rồi, có điều không còn là Ngủ nữa. Nàng không còn ngủ nữa, trong khi đó những nàng Công chúa tội nghiệp khác vẫn tiếp tục ngủ li bì và đợi ngày được đánh thức.

- Những nàng công chúa khác là những nàng nào? - Công chúa vặn lại với giọng điệu khiến Hoàng tử không dám mở rộng đề tài.
- À, ở đâu đó í mà. Thôi, không nói chuyện này nữa.
Công chúa dừng lại ở câu trả lời chưa đầy đủ, bởi như người ta nói - nàng thông minh. Cho nên chỉ còn cách, bây giờ đến lượt Công chúa, cố gắng trình bày với Hoàng tử cái nhìn chủ quan của mình có vẻ như là khách quan:

- Chàng nói phải, em là Công chúa, thế nhưng không còn là Ngủ nữa. Có điều chính chàng đã đánh thức em dậy và bây giờ thì em không ngủ nữa. Vậy nếu bây giờ chàng ra đi và em sẽ không ôm chàng trong cánh tay em nữa thì em sẽ là ai bây giờ và biết làm gì bây giờ? - Công chúa nói, giọng đầy sức thuyết phục.

- Đúng vậy, đó là vấn đề và mỗi lúc anh càng cảm nhận, câu chuyện thần thoại này được viết theo lối định mệnh. Tác giả lập trình chúng ta theo cách, mọi chuyện chỉ ăn khớp với nhau đến một thời điểm nào đó, rồi sau đó bắt đầu sinh mâu thuẫn. Thôi thì bây giờ chúng ta hẵng cứ duy trì tư thế này, biết đâu tác giả sẽ suy ngẫm, xoá bớt đi cái gì đó, thêm vào cái gì đó, thay đổi cái gì đó... Và có thể chuyện sẽ được sáng tỏ.
Hoàng tử nói như vậy, dẫu rằng mỗi lúc lưng càng thêm mỏi, song chàng thấu hiểu tình cảnh của Công chúa và hết đỗi thương yêu nàng. Thế là họ cứ giữ nguyên xi tư thế đang có lúc này, có điều, ngay Công chúa cũng chẳng thấy hạnh phúc, bởi nàng không dám chắc, liệu họ có giữ y nguyên như vậy mãi suốt đời được hay không, còn Hoàng tử cũng vậy, vì chàng chưa dám tin, đây là chỉ tạm thời. Mãi một thời gian sau Hoàng tử mới nói thế này:

- Anh thèm hút thuốc lá quá đi mất, nhưng hết nhẵn diêm rồi. Nàng có cho phép anh chạy đi lấy diêm hay không?
- Nhưng mà chàng có quay lại không? - Công chúa hỏi vậy, vì nàng thông minh.
- Dĩ nhiên, anh sẽ quay lại. Anh chỉ đi kiếm diêm, rồi quay lại ngay. Anh thèm thuốc lá quá chừng.

Công chúa đăm chiêu. Một đằng sự thông minh bảo nàng phải hoài nghi, một đằng lòng tốt - nàng đã từng tốt bụng, thiên hạ nói vậy - bảo rằng, nàng xót khi nhìn thấy Hoàng tử khổ sở do bị đói nicotine. Sao lại nỡ làm khổ người yêu ở chốn này. Cho nên nàng buồn rầu nói, vì sự thông minh và lòng tốt không thuận chiều với nhau:
- Chàng đi đi.

Hoàng tử bước đi. Đúng là chàng thèm thuốc và đúng là chàng cần diêm - cho nên, về phương diện này thì chàng nói thật. Thế còn thứ khác... Chàng hy vọng, với sự trợ giúp của cái sự thực một phần này, chàng sẽ lấn át được sự ăn năn về chuyện toàn bộ. Bởi toàn bộ phần còn lại là giả dối. Cho nên Hoàng tử đã hy vọng, bằng cái sự thật một phần chàng sẽ chuộc lại được trong lương tâm mình cái giả dối hoàn toàn. Hy vọng sẽ bị tiêu tan, đó là cái chắc.

Khi hy vọng bị tiêu tan, thì chàng tin ngay. Bởi do bị trừng phạt chàng đã biến thành một con cóc, một con cóc đáng khinh. Và chàng có hình dạng của một con cóc cho tới khi - theo một chuyện thần thoại khác - gặp được một nàng Công chúa có lòng nhân hậu đến mức, không cần để ý đến tên đê tiện khả ố, nàng đưa đôi môi hồng nhạt của mình hôn lên cái mõm sần sùi của hắn. Lúc đó thì hắn mới hiện trở lại là một Hoàng tử.

(Lê Bá Thự dịch)

Bài liên quan
  • Đào bích ngược ngàn
    Đã là ba mươi tháng Chạp. Cây đào phai già bên con dốc từ trạm y tế xã Mường Va lên Trạm biên phòng 19 đã khoe những bông đầu tiên. Không ai biết cây đào đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng trên cái gốc vâm váp sần sùi của cây là vết tích của những cành to bằng cánh tay người đã bị gãy do thời gian, là mấy cành nhỏ còn vết dao chặt do cái thú chơi cành cắm lọ của mấy người miền xuôi năm trước và cả cái cành lả thế hoành duy nhất và đẹp nhất vào cuối năm ngoái.
(0) Bình luận
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) trao giải cuộc thi Olympic
    Sáng 20/5, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng nhận học sinh giỏi (HSG) trong cuộc thi Olympic các môn văn hóa và Khoa học lớp 6,7,8 cấp THCS quận Ba Đình năm học 2023 - 2024. Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dự và trao giải cho các em học sinh.
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Hoàng tử & Công chúa Ngủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO