Văn hóa – Di sản

Hát ru Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Kiệt Bốn 15:35 25/12/2023

Chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) kỷ niệm 380 năm ngày thành lập và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hát ru Cảnh Dương”.

Kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng chài Cảnh Dương

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương với chủ đề “Nhớ về nguồn cội, phát huy truyền thống quê hương - xây dựng Cảnh Dương ngày càng phát triển bền vững” và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương” vào ngày 22/12.

z5006962939070_5e199619f062af72a5fbb8149d92e750.jpg
Cảnh Dương kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng.

Theo dòng lịch sử, ngày Đông Chí năm Quý Mùi (1643) đến mùa Hè năm Quý Tỵ (1653) có 19 vị tiền khai khẩn và đồng khẩn quê ở Cảnh Dương trang thuộc phủ Đức Quang (huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An) vào lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa cửa biển làng Thuần Thần (thôn Bắc Hà, Châu Bố Chính) cùng nhau làm nghề đánh cá và lập nên nhà cửa, đào giếng tạo quần cư cùng sinh sống. Qua hơn 12 năm cư trú lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, các vị tiền khẩn và đồng khẩn cho rằng “Đất Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể lập làm xã hiệu được” nên chọn Lòi Mắm làm nơi định cư lâu dài.

Lòi Mắm là vùng cát trắng hoang vu, không có đất sản xuất nông nghiệp, không có cư dân sinh sống thuộc địa phận của Di Lộc (tức Cảnh Dương ngày nay) với các loại cây nước mặn sinh sống như đước, giá, sú, mắm và các loại... Nhận thấy phù hợp với nghề chài lưới, vận chuyển đường thủy, buôn bán… nên tháng 2 năm Ất Mùi (triều Thịnh Đức thứ 3 - 1655) các vị cùng nhau di chuyển qua sông đến xứ Lòi Mắm dựng nhà, đào giếng chung lòng lập nghiệp. Đến mùa hạ năm Mậu Tuất (triều Thịnh Đức thứ 6 - 1658) đặt tên làng là Cảnh Dương trình triều đình phê chuẩn và được công nhận đơn vị hành chính từ đời Lê Thần Tông cho đến ngày nay.

Hiện nay, Cảnh Dương là một làng chài trú phú nằm ở hữu ngạn cửa biển sông Roòn, trong các cuộc kháng chiến ngư dân Cảnh Dương vẫn bám biển, bám làng và tham gia kháng chiến tranh giữ biển trời, hăng say lao động với khẩu hiệu “rào làng chiến đấu”. Năm 1976, xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được Nhà nước phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và năm 1993 được Nhà nước công nhận “Di tích lịch sử văn hóa Làng chiến đấu Cảnh Dương” nhân kỷ niệm 350 năm ngày thành lập làng.

z5006962951423_81f69840a61bb3d29014786fddc59adc.jpg
Đại biểu đến dự kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương và đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hát ru Cảnh Dương”.

Ghi ơn công đức Tổ tiên đã tạo dựng bồi đắp và phát triển xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) ngày nay. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương với chủ đề “Nhớ về nguồn cội, phát huy truyền thống quê hương - xây dựng Cảnh Dương ngày càng phát triển bền vững”.

Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương”

Trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng Cảnh Dương vẫn giữ được nét đẹp của một làng chài mang đậm bản sắc văn hóa phong phú với nhiều loại hình độc đáo, đặc sắc về cả văn hóa vật thể và phi vật thể đang được bảo tồn, phát huy như Lễ hội rước lửa đêm giao thừa, lễ hội cầu ngư, lễ hội bơi thuyền… cùng một số làn điệu dân ca, hò, vè, đồng dao… mang đậm dấu ấn của người miền biển, trong đó đặc sắc là làn điệu hát ru nổi tiếng trong đời sống nhân dân.

Hát ru Cảnh Dương đa dạng về nội dung và hình thức, mang đậm tính dân gian ca ngợi công ơn cha mẹ, tình cảm anh em, tình yêu vợ chồng, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống và quê hương đất nước. Với những nghệ thuật trình diễn đắc sắc, Hát ru Cảnh Dương đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 3427/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 về việc công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương” (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

z5006962908597_745aa2237c3834337c037684c63779cc.jpg
Hát ru Cảnh Dương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) Trần Quang Trung cho biết, Hát ru Cảnh Dương xuất phát từ điệu hát ru con của những ông bố làng biển Cảnh Dương và hát về quê hương đất nước, công ơn cha mẹ, hát về tình làng nghĩa xóm. Huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) sẽ tập trung tạo điệu kiện, hỗ trợ kinh phí động viên tinh thần và trao truyền thế hệ duy trì thông qua câu lạc bộ hát ru Cảnh Dương, đồng thời giao Phòng Văn hóa và thông tin triển khai để quảng bá di sản.

Hiện, tỉnh Quảng Bình có 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm Hát Kiều, Hát ru Cảnh Dương, Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình, Hò khoan Lệ Thủy, Hò Thuốc cá huyện Minh Hóa, Lễ hội đua bơi thuyền trên sông Kiến Giang, Lễ hội đập trống của người Ma Coong xã Thượng Trạch, Lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy).

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Hát ru Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO