Đời sống văn hóa

Trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việt Thương 02/12/2023 09:37

Chiều ngày 01/12, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức Lễ khai mạc “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).

2-17014440032751700382231.jpg
Trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ảnh: TQ)

Du lịch di sản văn hóa được xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam và là một thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam. Trong ba năm 2019, 2020, 2022, Việt Nam đã vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của di sản văn hóa Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm đẩy mạnh quảng bá các giá trị độc đáo của di sản nhằm phát triển du lịch.

Tại chương trình, ông Nguyễn Lê Phúc, phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: "Thông qua chương trình này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam mong muốn các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa đất nước ta".

Trong khuôn khổ chương trình trưng bày sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như không gian trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái, các gian hàng xúc tiến quảng bá du lịch vùng dân tộc thiểu số, cung cấp thông tin du lịch và giới thiệu sản phẩm du lịch, giao lưu trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của địa phương…

Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bahnar, Jrai, Xê Đăng, M’nông, C’ho, Ê Đê...

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 13 đến 18-12-2021 tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với 48 hồ sơ khác.

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân tộc Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Tiêu biểu ở các huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên; huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Tại sự kiện, các nghệ nhân biểu diễn và giới thiệu đến quan khách 2 tiết mục đặc trưng, giúp người xem có cái nhìn trực quan hơn về Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên. Trong đó, Cồng chiêng được sử dụng nhiều và tập trung nhất trong lễ cúng ăn trâu và tang ma. Ngày nay cồng chiêng còn được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa đời thường. Qua đó, truyền tải tới công chúng câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận hiện nay đang được cộng đồng thực hành ra sao ở địa phương và mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị di sản như thế nào thông qua tiếng nói của chính những nghệ nhân đang thực hành di sản.

Trong khuôn khổ chương trình còn có các gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, giới thiệu thông tin về các chương trình tour tuyến du lịch hấp dẫn đến với vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đại ngàn, chương trình giao lưu trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của địa phương./.

Bài liên quan
  • Khai mạc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2023
    Tối 1/12, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2023. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức, kéo dài đến hết ngày 3/12/2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Ngày biển động
    Từ hôm đầu đi công tác đến giờ Hải mới gặp một ngày xấu như vậy, bầu trời đen sì, ở bờ mà gió thổi khá mạnh, Hải với Nam đang đi dạo bộ ở bãi nơi người dân neo đậu tàu thuyền, tiếng loa báo bão vang lên khắp khu âu thuyền, anh nhận ra ông Ngư đang hì hụi chằng neo thuyền...
  • Bão số 3 tại Hà Nội: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn
    Bão số 3 đã đi qua Hà Nội, nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị Thành phố đến cơ sở trong công tác phòng chống bão, Hà Nội đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do bão số 3 gây ra.
  • Hà Nội ban hành Quy chế trông giữ xe không sử dụng tiền mặt
    Theo quy chế, đối với bãi đỗ xe đang khai thác: Các chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành bãi đỗ xe phải ứng dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe nhằm hạn chế, tiến tới không sử dụng tiền mặt đảm bảo tiêu chỉ 02 không, 01 có (không dùng tiền mặt, không dùng, có biên lai, hóa đơn điện tử kết nối với máy tính tiền, cơ quan thuế).
  • Học sinh 30 trường ở Hà Nội chưa thể trở lại trường trong hôm nay 9/9
    Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh của 30 trường học trên địa bàn chưa thể đi học từ ngày hôm nay 9/9.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO