Đời sống văn hóa

Hấp dẫn, sôi nổi Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”

Phúc Lâm (t/h) 20:09 26/11/2023

Sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm của tỉnh Sóc Trăng là Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo vừa mới được khai mạc vào tối ngày 25/11 và ngày 26/11 tại Khán đài đua ghe ngo TP Sóc Trăng (Sóc Trăng). Lễ hội diễn ra giải đua ghe ngo, thu hút đông đảo người dân và du khách về hai bên bờ sông Maspero xem, cổ vũ.

z4917278553624_cdc02d25adee2c058499780afc83da1e.jpg
Chương trình nghệ thuật “Mùa trăng hạnh phúc” tại khai mạc lễ hội (ảnh: ANTV Sóc Trăng).

Ngày 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (TP Sóc Trăng) UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm và cũng là hoạt động thường niên, từ lâu đã trở thành sản phẩm văn hóa lễ hội mang bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. Mỗi năm một lần, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng dù được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh hay cấp khu vực thì vẫn luôn là hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm và chờ đón.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng mong rằng, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng ngoài yêu cầu tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc để cùng phát triển, tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội sẽ để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng quý đại biểu và du khách gần xa, thông qua giao lưu văn hóa, kết nối giao thương, kích cầu du lịch, để mọi người thêm hiểu, thêm yêu vùng đất, con người Sóc Trăng.

Tại lễ khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Mùa trăng hạnh phúc” gồm 2 chương là Mùa trăng hạnh phúc thể hiện niềm vui, hạnh phúc của người Khmer và cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong mùa lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo và Hướng tới tương lai thể hiện khát vọng và niềm tin về một Sóc Trăng giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc.

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, tại Khán đài đua ghe ngo, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) 46 đội ghe ngo trong và ngoài tỉnh tham gia (có 35 đội ghe ngo nam và 3 đội ghe ngo nữ tỉnh Sóc Trăng, 3 đội nam và 3 đội nữ tỉnh Bạc Liêu, TP Cần Thơ có 1 đội nam và Cà Mau có 1 đội nam) giải đua nghe ngo tỉnh Sóc Trăng vào ngày 26/11. Giải đua ghe ngo của đồng bào Khmer là hoạt động được người dân, quan khách mong chờ nhất.

Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và năm 2022 đua ghe ngo đã được Tổ chức Guinness Việt Nam công nhận Kỷ lục là môn thể thao “có số lượng ghe ngo và vận động viên nhiều nhất Việt Nam từ năm 2005 đến nay”.

Sau lễ khai mạc giải đua ghe, các đội ghe ngo lần lượt bước vào các trận đấu vòng bảng. Nội dung nam có 40 đội tranh tài cự ly 1.200 mét được chia làm 10 bảng, mỗi bảng có 4 đội thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm để chọn 32 đội đi tiếp vào giai đoạn 2 cho ngày thi đấu hôm sau (27/11).

1(1).jpg
Giải đua nghe ngo diễn ra trong ngày 26/11 (ảnh: Trung Chánh SGTT).

Nội dung nữ có 6 đội, tranh tài cự ly 1.000 mét được chia làm 2 bảng, mỗi bảng 3 đội ghe ngo thi đấu vòng tròn một lượt để chọn 4 đội đi tiếp vào trận bán kết và chung kết xếp hạng. Cuộc tranh tài của 46 đội đua người đồng bào Khmer đã thu hút đông đảo du khách và người dân từ nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long “tụ hội” về hai bên bờ sông Maspero.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • 11 tác phẩm xuất sắc giành Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất
    Sáng 13/6/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức lễ tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2023 đến 2025 và trao Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất.
  • Gặp lại liệt sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba
    Hai mươi năm kể từ ngày những dòng nhật ký chiến tranh đầu tiên của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được công bố, hình tượng người con gái Hà Nội kiên cường, đầy lý tưởng vẫn luôn cháy sáng trong tâm trí bạn đọc nhiều thế hệ. Năm 2025, cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành tiếp tục khắc họa chân dung đa chiều của người nữ bác sĩ anh hùng đồng thời là một tài liệu giàu giá trị về thời đại, về lý tưởng sống của một thế hệ.
  • Cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam
    "100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025)" là cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam với những bài viết cô đọng cùng hơn 1.000 bức ảnh, tư liệu quý hiếm được khai thác, chọn lọc công phu từ nhiều nguồn trong cả nước.
  • Mỗi cấp chính quyền đều là trung tâm kiến tạo phát triển
    Chính quyền địa phương 2 cấp không chỉ là bước tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, mà còn thể hiện sự chuyển đổi căn bản trong tư duy quản trị nhà nước. Mô hình này được xác định là trung tâm kiến tạo phát triển cho địa phương và đất nước trong giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới.
  • Bánh mì của Việt Nam vào danh sách 25 món bánh kẹp ngon nhất thế giới
    Chuyên trang Du lịch (CNN Travel) của kênh CNN tiếp tục lựa chọn bánh mì của Việt Nam vào danh sách 25 món bánh kẹp ngon nhất thế giới.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Ra mắt bản dịch cuốn tiểu thuyết “Đôi mắt của Mona” của Thomas Schlesser
    Tái bản chỉ một tuần sau khi phát hành, “Đôi mắt của Mona” – bản dịch tiếng Việt do Nhã Nam ấn hành đang trở thành một hiện tượng mới trên thị trường sách nghệ thuật. Tác phẩm của nhà sử học nghệ thuật Pháp Thomas Schlesser gây ấn tượng bởi cấu trúc 52 chương tương ứng với 52 tuần, nội dung dung hòa giữa văn chương và hội họa. Đây là một trong số ít những ấn phẩm vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa chạm tới những giá trị nhân văn thiết thực.
  • Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Hà Nội: Cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Tại họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 13/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của Thành phố. Đây là quyết định mang tính đột phá của Thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó xây dựng và phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên mới.
  • Thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1737/ QĐ-BVHTTDL ngày 9/6/2025 về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”.
  • [Podcast] Đền Bạch Mã – Nơi lưu giữ hồn Thăng Long xưa
    Hà Nội 36 phố phường vừa đậm nét cổ kính với sự rêu phong của kiến trúc cổ, vừa hiện đại với các công trình mới quy mô, nhưng cũng có địa điểm cất giữ cả chiều sâu của nghìn năm lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khi chúng ta đi qua phố Hàng Buồm nhộn nhịp, náo nhiệt sẽ cảm nhận được đây từng là một trong những vùng đất linh thiêng nhất của Thăng Long xưa mà sự hiện diện của đền Bạch Mã là minh chứng cụ thể. Di tích đền Bạch Mã không chỉ là một ngôi đền cổ, mà còn là một biểu tượng trấn giữ phía Đông kinh thành xưa, nơi giao thoa giữa văn hóa tâm linh và lịch sử, giữa đô thị hiện đại và cội nguồn văn hóa truyền thống.
  • Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung bộ
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định 1742/QĐ-BVHTTDL ngày 10/6/2025 về việc tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” khu vực Bắc Trung bộ.
  • Ra mắt sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"
    Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng 12/6, Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút" của nhà báo, nhà văn Hồ Quang Lợi.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Hấp dẫn, sôi nổi Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO