Đời sống văn hóa

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023: Cơ hội quảng bá giao lưu ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế

Thụy Phương 29/11/2023 17:40

Với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”, Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/12 tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội với khoảng 80 gian hàng.

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 (Lễ hội) do Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của đại sứ quán các nước tại Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội và các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện thị xã và các đơn vị tổ chức liên quan.

Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội được tổ chức chiều 29/11, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho hay: Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch thông qua phát triển nền văn hoá, ẩm thực, du lịch, tinh tuý, đặc sắc, chất lượng.

hop-bao.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023.

Với chủ đề: “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”, Lễ hội là dịp giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc như một nét di sản tinh tế, được hình thành trong dòng chảy văn hoá Việt Nam; là dịp để Thủ đô Hà Nội thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa nhân dân Việt Nam và với cả bạn bè quốc tế.

Theo kế hoạch, bên cạnh Lễ khai mạc diễn ra lúc 20h ngày 1/12/2023 tại Công viên Thống Nhất, trong khuôn khổ Lễ hội sẽ có các hoạt động giới thiệu sản phẩm và thưởng thức ẩm thực với khoảng 80 gian hàng, chia làm 3 khu vực.

Khu ẩm thực quốc tế: Giới thiệu các món ăn đặc trưng của một số quốc gia và không gian trưng bày các vật dụng, sản phẩm tiêu biểu của các nước: Ấn Độ, Iran, Sri Lanka, Mông Cổ, Azerbaijan, Malaysia, Myanmar, Philippin… Tại đây, công chúng sẽ được thưởng thức nghệ thuật pha trà, hưởng trà tại không gian đặc biệt với những loại trà hảo hạng.

Khu vực giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực của các làng nghề tiêu biểu và các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân làng nghề truyền thống của Hà Nội: Giới thiệu các món ăn đặc sắc và các sản phẩm tiêu biểu làng nghề truyền thống của Hà Nội như: cốm Mễ Trì, xôi chè Phú Thượng, miến làng So, bánh trung thu Bảo Phương, giò chả Ước Lễ, chè lam Thạch Xá, rượu làng Ngâu, cháo gõ Quảng Phú Cầu, bánh cuốn Hòa Nam, chè lam Thạch Xá, cà dầm tương Tam Hiệp, chuối tiêu Hồng Vân Nam, cháo se Hạ Mỗ… Một số món ăn được tái hiện, giới thiệu kỹ năng, quy trình thực hành: Giò chả Ước Lễ, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, Bánh tôm Hồ Tây, bánh dày Quán Gánh, xôi chè Phú Thượng, cháo se Hạ Mỗ…

am-thuc.jpg
Nhiều đặc sản Hà Nội sẽ được giới thiệu tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Khu vực bán hàng và thưởng thức ẩm thực của các tỉnh, thành: Giới thiệu đặc sản một số vùng miền: bánh chưng gù, thịt treo gác bếp và mật ong bạc hà… (Hà Giang); café, sữa (Sơn La); rượu hoa cúc, bánh phu thê, bánh tẻ, nem Bùi, kẹo lạc, chè lam, nước mắm cà cuống và tinh dầu cà cuống… (Bắc Ninh); kẹo lạc Cham Cham, chuối ngự Đại Hoàng và cá kho Nhân Hậu (Hà Nam); thịt dê (Ninh Bình); mứt sâm và trà sâm, gà hầm sâm và bánh bột lọc (Quảng Bình); mỳ Quảng, cơm gà, chè bưởi, cao lầu, chè bắp và bánh mì kẹp các loại (Quảng Nam)…

Ngoài ra, trong khuôn khổ của Lễ hội còn có Triển lãm ảnh và triển lãm sách lưu động giới thiệu sách quảng bá về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế; Các hoạt động trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực; Tọa đàm, tập huấn phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa lĩnh vực ẩm thực./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường
    Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình được tổ chức vào ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Từ ngày 2 đến 5/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
  • Gỡ “điểm nghẽn” lĩnh vực thư viện để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số
    Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi ngành, lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt động thư viện. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, quá trình chuyển đổi số đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho lĩnh vực thư viện nói riêng, văn hóa đọc nói chung.
  • Những “bệ phóng ” cho văn hóa đọc vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Văn hóa đọc nước nhà thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo nền tảng tinh thần để xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, văn hóa đọc đã, đang có xung lực, động lực, bệ phóng để vươn mình mạnh mẽ.
  • “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01- 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023: Cơ hội quảng bá giao lưu ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO