Văn hóa – Di sản

Vovinam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia

Văn Thiện 08:49 14/11/2023

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Vovinam - Việt Võ Đạo TP.HCM là nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian.

kk.jpg
Vovinam đã lan tỏa đến khoảng 70 quốc gia trên thế giới với hàng triệu môn sinh. Ảnh-L. Giang

Đây là tin vui với môn võ Việt đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đặc biệt là khi Vovinam sẽ tổ chức Giải vô địch Vovinam thế giới lần 7-2023, diễn ra từ ngày 24-11 đến 1-12 tại nhà thi đấu Phú Thọ.

Quyết định cũng giao chủ tịch UBND các cấp, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo thành phố Hồ Chí Minh”, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trước đó, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở VH-TT TP.HCM phối hợp Liên đoàn Vovinam TP.HCM hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ VH-TT-DL đề nghị công nhận vovinam - Việt võ đạo là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội và được các thế hệ võ sư giữ gìn, quảng bá, phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Với hệ thống kỹ thuật mang tính dân tộc, khoa học, thực dụng, sáng tạo cùng với triết lý nhân sinh thượng võ, Vovinam - Việt Võ Đạo đã góp phần giới thiệu đất nước và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Việc thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới năm 2008 tạo bước ngoặt cho sự phát triển phong trào Vovinam toàn cầu, khi Liên đoàn Vovinam các châu lục được thành lập ở châu Á, châu Âu, châu Phi…

Hiện nay, vovinam - Việt võ đạo có mặt ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, vovinam không ngừng hoàn thiện để ngày càng có nhiều người trong và ngoài nước tiếp cận, học hỏi tinh hoa võ Việt.

Vovinam cũng được đưa vào thi đấu ở nhiều kỳ SEA Games. Gần nhất là 2 kỳ SEA Games liên tiếp: SEA Games 31 tại Việt Nam năm 2022 và SEA Games 32 tại Campuchia năm 2023. Ngày 22.11 tới, giải vovinam vô địch thế giới năm 2023 sẽ được tổ chức tại TP.HCM thu hút 35 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia tranh tài 44 bộ huy chương.

Theo kế hoạch, dự kiến ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, sẽ phát biểu chào mừng lễ khai mạc Giải vô địch Vovinam thế giới 2023 và trao chứng nhận Vovinam là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đến thời điểm này, đã có hơn 650 VĐV, HLV, lãnh đội và lực lượng trọng tài đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tranh tài. Đáng chú ý, các cường quốc có thế mạnh về thể thao và võ thuật như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Pháp, Thái Lan,… cũng cử VĐV tranh tài./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Hà Nội hỗ trợ mỗi sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi 5 triệu đồng
    Thành phố Hà Nội đã trích 505 triệu hỗ trợ 101 sinh viên (đang học tập tại Hà Nội) thuộc hộ nghèo, cận nghèo chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi
  • Nhiều lễ hội tạm dừng để khắc phục hậu quả sau bão lũ
    Theo kế hoạch, lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 20-23/9. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 cũng như việc khắc phục hậu quả của bão số 3, nên thời gian tổ chức lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 26-29/10/2024.
Đừng bỏ lỡ
Vovinam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO