Chuyển động Hà Nội

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trung Kiên 15:16 26/11/2023

So với Luật Thủ đô 2012 hiện hành, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các chính sách đặc thù, tiến bộ phù hợp thực tiễn để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội.

1cc.jpg
Một thiết kế áo dài có họa tiết Tháp Rùa Hồ Gươm tại sự kiện trình diễn thời trang trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023. (Ảnh minh họa).

Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô từ sớm, từ xa

Thực tế chứng minh, Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã, đang đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định nhằm ưu tiên, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hà Nội trở thành một trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo”.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng

“Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô”; “Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế”, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, nêu rõ.

Công nghiệp văn hóa Thủ đô đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố Hà Nội (số liệu năm 2018). Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu từ công nghiệp văn hóa đạt 5% GRDP của Thành phố vào năm 2025, 8% năm 2030 và đến năm 2045 là 10%.

Đặc biệt đến nay, Hà Nội là địa phương duy nhất của cả nước ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố. Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội xác định và đặt ra mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

bo-tu-phap.jpg
Ngày 10/11/2023, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình tóm tắt Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Đáng chú ý hơn, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 (giai đoạn 1) gần đây, phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội, tiếp tục được đề cập và nhấn mạnh trong Dự thảo Luật. Càng đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa ra những điều khoản, chính sách mang tính đặc thù, bắt kịp sự phát triển của thời đại để tạo động lực, nền tảng thúc đẩy công nghiệp văn hóa Hà Nội phát triển, bứt phá.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Luật Thủ đô 2012 hiện hành tuy đã có các quy định chung và riêng Điều 11 (Bảo tồn và phát triển văn hóa) nhưng các quy định đa số mới chỉ dừng ở mức đưa ra các định hướng chính sách, đặc biệt thiếu vắng những quy định cụ thể khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa tương xứng với tính đặc thù và vai trò quan trọng của Thủ đô.

Trong khi đó, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội Khóa XV để các đại biểu quốc hội thảo luận, góp ý, ngoài các quy định mang tính định hướng về phát triển văn hóa nói chung, các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, Dự thảo Luật đã có các quy định đặc thù để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội. Điều này được minh chứng tại Điều 23 – Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

di-san.jpg
Hà Nội có hệ thống di tích, di sản văn hóa nhiều nhất cả nước. Đây là một lợi thế, nguồn lực để Thủ đô phát triển công nghiệp văn hóa.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định nhằm ưu tiên, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hà Nội trở thành một trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo”.

“Thứ nhất, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định đầu tư mới vào một số ngành công nghiệp văn hóa, gồm: điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa thuộc danh mục dự án ưu đãi đầu tư. Thứ hai, Điều 23 của Dự thảo Luật đã có nội dung ưu đãi đầu tư bao gồm được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, phân tích.

Thủ đô Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể đã kiểm kê, dẫn đầu cả nước. Cùng đó, nguồn lực con người Thủ đô rất lớn với hơn 51,7% dân số trẻ, tập trung 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước.

Thủ đô còn có nhiều nghệ nhân giỏi, thợ lành nghề, cộng đồng sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, Hà Nội có mối quan hệ hợp tác với hơn 100 Thủ đô các nước, quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển thị trường, trong đó thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Nhiều chuyên gia đánh giá, việc quy định đối tượng được hưởng thuế trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại các ngành công nghiệp văn hóa là một điểm tiến bộ, hướng tới khuyến khích phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô một cách chuyên nghiệp theo hướng công nghiệp văn hóa thay cho tư duy đầu tư, kinh doanh mang tính manh mún, thiếu đồng bộ mà trước đây chưa có.

PGS. TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng, tập trung nguồn lực xác định các di sản văn hóa có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là cần thiết và phù hợp với Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Nếu tập trung đầu tư cho những di sản có tiềm năng sẽ giúp Hà Nội đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và thực sự có thể tập trung nguồn lực như Dự thảo Luật đề ra. Các giá trị tiêu biểu của những di sản này sẽ là điều kiện, là “nguyên liệu” tốt để phát huy hiệu quả, nhất là phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO