Chuyển động Hà Nội

Triển khai Luật Thủ đô: Hà Nội tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường

Trung Kiên 07:14 05/05/2025

Thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, HĐND Thành phố Hà Nội vừa thông qua và ban hành Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, cần thiết ban hành Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô 2024) bởi vị thế và vai trò đặc biệt quan trọng, Luật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

hong-ha-hk.jpg
Học sinh trường Tiểu học Hồng Hà (quận Hoàn Kiếm) chăm sóc và giữ gìn cây xanh. (Ảnh minh họa).

Trong Luật Thủ đô đã quy định nhiều nội dung nhằm quản lý công tác bảo vệ môi trường, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, xây dựng bộ mặt Thủ đô văn minh, hiện đại, xứng tầm với vị trí và vai trò của đơn vị hành chính đặc biệt.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền Thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để lập lại trật tự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị… nhằm nâng cao chất lượng môi trường và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa là tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố diễn ra phổ biến và có số lượng lớn các vi phạm chưa được xử lý.

Các hành vi vi phạm chủ yếu vẫn thường xuyên tái diễn như: đổ thải không đúng quy định, vận chuyển chất thải không che chắn để rơi vãi ra đường giao thông, vứt rác thải nơi công cộng, vệ sinh không đúng nơi quy định, xả nước thải vượt quy chuẩn, không tiến hành thu gom chất thải nguy hại theo quy định…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô, yêu cầu đặt ra cho chính quyền Thành phố phải giải quyết bài toán tăng trưởng phát triển nhanh, bền vững. Vì vậy, cùng với các giải pháp về lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện hành, việc tăng mức xử phạt theo quy định tại khoản 1, Điều 33 Luật Thủ đô để tăng tính răn đe là cần thiết. Đây là một trong những biện pháp để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân Thủ đô.

Đây cũng là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, một trong những yêu cầu đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay; đồng thời thể hiện thái độ của chính quyền Thành phố và của Nhân dân Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường Thủ đô. Từ những lý do trên, việc ban hành Nghị quyết HĐND Thành phố về nâng mức tiền phạt cao hơn so với quy định của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất cần thiết.

Nghị quyết gồm 8 điều, trong đó “Điều 3. Mức tiền phạt” quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị quyết này cao hơn mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, nhưng không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm k khoản 1 Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 10 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là mức tiền phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

sang-xanh-dep.jpg
Phong trào "Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp" được người dân xã Đông La (huyện Hoài Đức) thực hiện trong nhiều năm qua.

UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, mục đích của việc xây dựng, ban hành Nghị quyết này nhằm hực hiện chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trong việc xây dựng cơ chế, chính sách riêng, đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đặc biệt tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Qua đó, tạo sự răn đe, góp phần hạn chế phát sinh các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô.

Chính quyền Thành phố cũng khẳng định, các quy định hiện hành tại Hà Nội đã đi đúng hướng và phù hợp với nhu cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, đảm bảo được thực hiện ổn định, không tác động xấu đến kinh tế, xã hội, không tăng thủ tục hành chính, không gây xáo trộn đời sống dân sinh./.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, việc nâng mức xử phạt với hành vi vi phạm bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân Thủ đô. Ngoài ra, đây còn là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường; thể hiện thái độ của chính quyền thành phố và của Nhân dân Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường Thủ đô, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”…

Bài liên quan
  • Hà Nội vận dụng Luật Thủ đô để người có công được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù
    Xây dựng các văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã, đang được Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện quyết liệt thời gian qua. Trong đó, Hà Nội hướng tới ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của Thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để thu hút nhà đầu tư chiến lược
    Triển khai thi hành khoản 1, khoản 2 - Điều 42 Luật Thủ đô 2024 quy định về thu hút nhà đầu tư chiến lược, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết nội dung này để trình HĐND thành phố xem xét, quyết nghị. Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 25, chiều ngày 9/7, Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua.
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • Phường Phú Thượng kiện toàn tổ chức Đảng phù hợp mô hình chính quyền mới
    Ngày 09/7/2025, Đảng ủy phường Phú Thượng tổ chức Hội nghị công bố và trao các Quyết định thành lập các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc nhằm kiện toàn tổ chức Đảng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Hà Nội quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên mới
    Chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã biểu quyết thông qua “Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025”. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để Hà Nội hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, tạo động lực và nền tảng để Thủ đô tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 4)
    Triển khai các công việc theo thẩm quyền và tham gia hoạt động chung của Thành phố; công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri là một trong các hoạt động trọng tâm, trọng điểm của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI thời gian qua. Và, các hoạt động này của HĐND thành phố Hà Nội đã được triển khai hiệu quả.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Triển khai Luật Thủ đô: Hà Nội tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO