Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Yên Nội (huyện Quốc Oai)

Sơn Dương (t/h) 08/08/2023 15:44

Đình Yên Nội thuộc địa phận xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

dinh-yen-noi-qo.jpg
Đình Yên Nội

Đình được gọi theo tên làng của làng Yên Nội, nay thuộc xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám (1945), thuộc tổng Hoàng Xá, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.

Di tích cách trung tâm Hà Nội chừng 22km về phía tây. Từ Hà Nội, qua Hà Đông theo Quốc lộ 21B đi Quốc Oai, đến cây số 16 là tới làng. Làng nằm sát đường Quốc lộ, di tích toạ lạc trên một khu đất thoáng rộng ở giữa làng. Cổ xưa đình vốn ở mạn đê phía Bắc sông Đáy, sau được dời về vị trí hiện tại. Đình có quy mô to lớn, theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, bao gồm nhiều hạng mục công trình: Đại bái, Tiền tế và Hậu cung. Từ ngoài vào, là hệ thống cột trụ biển cao to, giữa hai cột là cửa ra vào. Phía trong hai bên sân đình là Tả vu, Hữu vu nối liền với hai đầu nhà Đại bái. Tiếp theo Đại bái là nhà Tiền tế và sau cùng là toà nhà Hậu cung.

Toà Đại bái là một hạng mục kiến trúc đồ sộ nhất vùng, dài 22,8m, rộng 12,8m, tổng diện tích là 291m’. Nhìn từ ngoài, mái ngói toà Đại bái rất cổ kính, rêu phong. Tuy đã tu sửa nhiều lần, nhưng bên cạnh từng mảng ngói mới, là những mảng ngói cổ hình mũi hài có hoa văn cánh sen cách điệu, đúng như câu đồng dao truyền rằng: “Đẹp đình So, to đình Cấn, cũ kỹ đình Nội”, sự cũ kỹ này không chỉ là mái ngói cổ kính mà là đầu đao cong vút, trên đó gắn các mảng hình rồng đuôi mập, mang phong cách thời hậu Lê. Trong Đại bái, một không gian thoáng rộng với 5 gian 2 dĩ, được kết cấu theo 4 hàng chân gỗ và kiểu vì nóc chồng rường - giá chiêng. Toàn bộ phần mái được đỡ bởi 48 cột to nhỏ khác nhau, trong đó có những cột cái với chu vị tới 1,60m. Dưới các chân cột đều có lỗ đục, dấu tích hệ thống sàn đình thủa đầu tạo dựng. Trên các đầu dư đều chạm rồng với nhiều dáng vẻ khác nhau: chỗ thì râu xoắn vắt lại phía sau, chỗ thì râu bện thành hình đao mác, chỗ thì miệng ngậm hạt ngọc, tay vuốt râu... Trên các xà nách, rường cụt cũng được chạm nhiều hoạ tiết rồng; con thì miệng loe, mắt lồi, râu tóc hình đao mác; con thì bờm dựng đứng, uốn lượn nhịp nhàng.

Những hoạ tiết trang trí ở toà Đại bái này khá độc đáo, có phong cách tương tự ở đình Ngọc Than (Quốc Oai), đình Tự Nhiên (Thường Tín) và đình Chu Quyến (Ba Vì) thuộc thế kỷ XVII. Điều này rất phù hợp với dòng lạc khoản ghi trên câu đầu toà Đại bái là năm Chính Hoà thứ nhất (1680). Qua Đại bái là đến nhà Tiền tế. Bộ phận này nối Đại bái với Hậu cung, làm thành hình chữ “công”. Tiền tế dài 8m, rộng 3,4m, với hệ thống cột và kẻ nóc nối tiếp với nhau. Nhà Hậu cung dài 18,2m, rộng 5,5m, kỹ thuật nghiêng về bào trơn đóng bén như toà Tiền tế. Trong Hậu cung có 3 cỗ long ngai và 3 bài vị, cùng một số đồ tế tự khác.

Đình thờ ba vị đại vương là Nguyễn Tuấn, Cao Lỗ và Mỵ Nương công chúa. Theo thần phả của làng, thì ba vị này là nhân vật lịch sử thời An Dương Vương, liên quan đến lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các đời vua sau này thường ban sắc phong cho ba vị đại vương này và lệnh cho dân Yên Nội thờ cúng. Hiện tại, đình làng còn giữ được 20 đạo sắc phong. Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, dân làng tế lễ để tưởng nhớ công đức của thành hoàng làng và cầu được phúc lộc. Đặc biệt, trong lễ hội đầu xuân, thường gắn liền với hội vật của làng và cả vùng.

Làng Yên Nội vốn là một làng lớn, có nhiều di tích và nhiều nhân vật lịch sử trong các triều đại trước đây, trong đó đình làng Yên Nội là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tiềm tàng những tư liệu lịch sử, văn hoá không chỉ của làng mà tiêu biểu cho cả vùng ven sông Đáy.

Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Đình Yên Nội (huyện Quốc Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO