Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Thượng (huyện Chương Mỹ)

Sơn Dương (t/h) 17/07/2023 16:30

Đình Thượng thuộc địa phận xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Đình Thượng thuộc thôn Mỹ Lương, xã Mỹ Lương. Đây là một xã nằm trên vùng bán sơn địa của huyện Chương Mỹ, giáp với dòng sông Bùi. Theo các nhà quân sự thì vùng đất này rất thuận lợi cho việc giao thông đường bộ, đường thuỷ và lập căn cứ cho việc khởi nghĩa chống giặc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Xưa, Mỹ Lương thuộc tổng Mỹ Lương, huyện Mỹ Lương, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Trong quá trình hình thành và phát triển, người Mỹ Lương đã gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hiện nay, xã Mỹ Lương có 3 thôn là: Khôn Duy, Mỹ Lương và xóm 11 núi Sáo.

Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, thì đình Thượng thờ vị nhân thần là ngài Đổng Môn San đã được các triều đại ban sắc phong thần. Nhưng hiện nay, sự tích về ngài không còn tư liệu cụ thể nhưng dân làng Mỹ Lương vẫn phụng thờ ngài, thể hiện tấm lòng thành kính đối với tiền nhân. Ngoài ra, đình Thượng còn là nơi ghi dấu cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương đã được lịch sử nghi nhận vào thời Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa này nổ ra vào năm 1854 do Cao Bá Quát (một danh nho có tài thơ đã được nhân dân đương thời suy tôn là bậc thánh) lãnh đạo. Cao Bá Quát đã lấy đình Thượng làm căn cứ địa khởi nghĩa. Đương thời, Cao Bá Quát chán ghét chế độ vua quan thối nát nhà Nguyễn. Năm 1853, ông từ chức để có thời gian đi vận động khởi nghĩa. Năm ấy, khắp một vùng Sơn Tây, Hà Nội, Bắc Ninh châu chấu bay mù trời, cắn phá mùa màng tàn tệ, nạn đói kém lan tràn, trong khi sưu vẫn cao, thuế vẫn nặng, lòng dân vô cùng căm phẫn bọn vua quan. Trước tình cảnh đó, Cao Bá Quát quyết định khởi nghĩa, lực lượng của cuộc khởi nghĩa là tầng lớp bình dân, bao gồm nông dân và các tầng lớp dân nghèo khác ở các vùng miền Tây sông Đáy, sông Tích, chủ chốt là vùng Mỹ Lương nên sử sách gọi đây là khởi nghĩa Mỹ Lương. Sở dĩ Cao Bá Quát chọn Mỹ Lương làm căn cứ địa vì so với thực tế tổ chức quân đội và vũ khí như phương thức tác chiến đương thời, thì đây là dải đất có thể dụng binh thuận tiện

Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương đã thu hút được đông đảo nhân dân thuộc nhiều dân tộc tham gia, nhưng có kẻ phản bội đã mật báo với triều đình nhà Nguyễn nên kế hoạch của cuộc khởi nghĩa bị lộ, ông và nhiều người đứng đầu cuộc khởi nghĩa bị truy lùng ráo riết. Đêm tháng chạp năm 1854, Cao Bá Quát lại xuất quân đánh Yên Sơn. Giữa cuộc chiến, ông không may bị trúng đạn, chết ngay tại chiến trận. Đến tháng 10 năm 1856, khi Đinh Công Mỹ, một tướng của Cao Bá Quát bị bắt, cuộc khởi nghĩa mới thực sự chấm dứt.

Đình Thượng toạ lạc trên một đồi gò cao rộng ở ngoài làng nhìn về hướng đông nam, kết cấu theo kiểu chữ “đinh” bao gồm Đại bái, Hậu cung, xung quanh được trồng cây ăn quả, cây cổ thụ, bãi sắn toả bóng mát cho di tích. Đại bái được làm 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong, tường xây hồi bít đốc. Nhìn bên ngoài bờ nóc đắp bờ đinh, hai đầu bờ nóc đắp hai con rồng Makara cách điệu, chính giữa đắp lưỡng long chầu nguyệt, bốn mái đao được đắp đầu phượng cong vút mềm mại làm cho phần mái bớt đi sự nặng nề. Vào bên trong, bộ vì đỡ mái được làm khác nhau. Bốn bộ vì giữa được làm theo kiểu “thượng chồng rường con nhị, hạ cốn, kẻ” trên mặt bằng 4 hàng chân cột. Nối từ thân cột cái vươn ra đầu cột quân là xà nách, trên lưng xà nách đỡ một bức cốn hình tam giác vuông được cắt khấc đỡ các hoành hạ, trong lòng bức cốn được chạm các tích dân gian như long cuốn thuỷ, tứ linh, tứ quý. Gian giữa toà Đại bái có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán: “Đơn tâm báo quốc”. Nối từ gian giữa Đại bái vào là toà Hậu cung. Hậu cung được làm đơn giản, tường xây hồi bít đốc. Vào bên trong, bộ vì kiểu “kèo kẻ quá giang”. Bên dưới xây bệ thờ tam cấp, cấp trên cùng đặt long ngai bài vị Thành hoàng làng, tiếp đến cấp dưới đặt một số đồ thờ tự như bát hương, đài nước, hòm sắc...

Đình Thượng là một công trình kiến trúc không đồ sộ nhưng đã hội tụ đầy đủ những giá trị của một kiến trúc cổ truyền thống. Nơi đây còn là đại bản doanh và bộ chỉ huy nghĩa quân đã họp bàn luyện tập và sinh hoạt của khởi nghĩa Mỹ Lương. Xung quanh ngôi đình là các cánh đồi gò rộng lớn, nơi nghĩa quân Mỹ Lương ngày đêm luyện tập. Bên cạnh đình còn có một hồ nước rộng lớn trong vắt, tương truyền là nơi nghĩa quân tắm giặt và giếng cổ là nguồn nước sinh hoạt của nghĩa quân.

Đình Thượng đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2007./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước mang lại, các cây bút trẻ thời nay - những người luôn ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm của bản thân với đất nước - một lần nữa làm sống lại hình tượng đất nước trong văn chương.
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Đình Thượng (huyện Chương Mỹ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO