Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Nhật Tân (quận Tây Hồ)

Sơn Dương (t/h) 21:13 04/05/2023

Đình Nhật Tân thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đình Nhật Tân xưa gọi là điện Nhật Chiêu, vì trước đây là điện Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Triều Khải Định mới đổi Nhật Chiêu thành Nhật Tân. Năm 1946 Nhật Tân và Quảng Bá sáp nhập thành xã Quảng Tân. Năm 1955, Nhật Tân lại tách ra thuộc quận V, ngoại thành Hà Nội. Năm 1961 Nhật Tân thuộc huyện Từ Liêm. Năm 1996 thành lập quận Tây Hồ thì xã Nhật Tân thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.

Đình Nhật Tân hiện nay thuộc cụm 1, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đình ở phía tây bắc hồ Tây, trên đường vào Công viên hồ Tây. Trước đây đình được xây theo kiểu chữ “tam”, nhưng nay chỉ còn năm gian Tiền tế và năm gian Hậu cung xếp theo hình chữ “nhị”.

Xưa nay có nhiều truyền thuyết về việc xây đình Nhật Tân:

1. Thời Hồng Bàng bà phi của Diệu Đế là Lạc phu nhân sinh Uy Linh Lang thấy một bọc bảy trứng, lấy làm lạ, bỏ lại đó. Sau bảy trứng hoá thành bẩy con rồng bay lên trời. Phu nhân nghe tin cho trồng bảy cây gạo để ghi lại dấu tích. Sắc phong vương tước, gia tặng hai chữ Uy Linh và lập miếu thờ. Bảy cây gạo ở góc phía tây hồ Tây thuộc địa giới làng Nhật Chiêu.

2. Chiêu Minh phu nhân (Minh Đức hoàng hậu), người làng Nhật Chiêu là chính cung của vua Trần Thánh Tông, thân mẫu của Uy Linh Lang. Sau khi Uy Linh Lang hoá về trời, Chiêu Minh phu nhân qua đời, nhà vua sai lập đền thờ tại làng Nhật Chiêu để phụng thờ.

3. Lúc 36 tuổi, Uy Linh Lang không bệnh tật mà qua đời vào giờ Ngọ ngày 8 tháng tám năm Bính Tý. Vua và Hoàng hậu thương xót lắm, lập tức xây ngôi đền thờ ở chỗ ông qua đời để thờ gọi là điện Nhật Chiêu, hay còn gọi là Linh Bảo điện, hoặc Đền thánh Uy Linh Lang. Tóm lại, dù được xây vào thời gian nào, thì Đình Nhật Tân cũng được lập nên để phụng thờ thánh Uy Linh Lang, một nhân vật nặng về huyền thoại hơn là lịch sử. Thần là dòng giống rồng, con Lạc Long Quân. Thần thường hiển hoá ở các miền sông nước để cứu giúp dân Việt thoát khỏi thiên tai đe doạ, làm cho quốc thái dân an. Thần phả phường Nhật Tân, Yên Phụ, các sách Tây Hồ chí, Thăng Long cổ tích khảo... ghi chép về thần như một nhân vật lịch sử hệt như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật vậy.

Đình Nhật Tân đã bị giặc Pháp đốt năm 1947 vì đây là cơ sở của Liên khu I, hiện chỉ còn lại toà cung thượng.

Toà cung thượng gồm 3 gian 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc. Phía trước hiện xây nới thêm nếp nhà thấp hơn 3 gian 2 dĩ - kiểu bán mái che hiện.

Đình Nhật Tân còn lưu giữ những di vật có giá trị như tấm bia đá niên hiệu Hoàng Định thứ 3 (1643), tám bộ long ngai, bài vị thời Lê, 36 đạo sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn, bức trâm chép thơ bằng chữ thảo thấp vàng và nhiều đồ thờ tự quý.

Đình còn giữ được những hoành phi, câu đối rất uy nghi:

Nhật điện Uy Linh

Định Nhật Chiêu Uy Linh

Linh Bảo Quan từ

Đền Linh Bảo Quan

Đông A hiển thánh danh thiên cổ

Nam quốc phong thần Điện Nhật Chiêu.

Tạm dịch:

Trần triều hiển thánh danh nổi mãi
Nam quốc phong thần điện Nhật Chiêu.


Xã tắc Trần triều, Thánh xuất lôi phong đàm Thất Thụ

Giang sơn Nam Việt, Thần linh uy vũ Điện Nhật Chiêu.

Tạm dịch:

Xã tắc Trần triều, Thánh xuất lôi phong đầm tên Thất Thụ

Giang sơn Nam Việt, Thần thiêng uy vũ điện gọi Nhật Chiêu.

Không chỉ xưa kia mà trong thời đại mới, đình Nhật Tân còn ghi đậm dấu ấn hào hùng của dân tộc.

Tháng 12 năm 1946, đình Nhật Tân là nơi thành lập đội quyết tử quân quận Lãng Bạc.

Kể từ năm 1946, Liên khu I lấy đình Nhật Tân là trạm vận chuyển quân lương cho các chiến sĩ ở Việt Bắc, Tây Bắc.

Ngày 8 tháng năm năm 1960, Hồ Chủ tịch đã về đình Nhật Tân đôn đốc việc bầu cử và kiểm tra hòm phiếu bầu tại đình.

Đình Nhật Tân đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích, kiến trúc nghệ thuật năm 1994./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hoàn thiện chính sách pháp lý phát triển văn học, nghệ thuật bước vào kỷ nguyên mới
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
  • Kỷ lục gần 18.000 vận động viên dự Marathon quốc tế Techcombank mùa 7
    Giải Marathon Quốc tế Techcombank Hồ Chí Minh mùa thứ 7 chính thức đóng cổng đăng ký sau khi cháy vé với gần 18.000 vận động viên tham gia, đánh dấu sự kiện biểu trưng của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2024.
  • Chung kết cuộc thi Tài năng Anh ngữ dành cho học sinh, sinh viên Thủ đô lần thứ VIII năm 2024
    Các giải nhất cá nhân đã thuộc về 2 thí sinh Nguyễn Kiều Trang (Trường trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) và Nguyễn Thị Hường (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)...
Đừng bỏ lỡ
Đình Nhật Tân (quận Tây Hồ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO