Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Nhân Trạch (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 21:12 03/05/2023

Đình Nhân Trạch thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo các cụ trong Hội Người cao tuổi của làng kể lại, đình Nhân Trạch được dựng vào thời Tiền Lê, quay hướng đông nam, tới thời nhà Lý, ngôi đình lại được quay hướng tây, vốn trước đó, ngôi đình là một thảo am nhỏ. Đến cuối thế kỷ XVII, đình được xây dựng lại, năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) đình được xây gạch, khung mái bằng gỗ, và có bố cục mặt bằng như hiện nay. Đình có kết cấu kiểu chữ “đinh” gồm Đại bái và Hậu cung, ngoài ra còn có các hạng mục bổ trợ như Tả hữu mạc, Phương đình.

Phương đình có kiến trúc theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái đao cong, ở các đầu đao đắp đầu rồng tạo đường nét uyển chuyển và mềm mại, làm tăng thêm vẻ đẹp cho lối kiến trúc cổ. Trên các bộ vì, các mảng chạm khắc chạm bong kênh hình rồng, phượng mang đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn.

Đại bái là ngôi nhà ngang hình chữ nhật, các bộ vì theo kiểu “chồng rường”, cột cái nối với cột quân bởi một kẻ suốt có trang trí hoa văn hình rồng, kẻ ăn mộng qua cột cái đội bụng câu đầu chạy suốt đỡ tay mái. Bên trong Đại bái có treo bức hoành phi chạm nổi bốn chữ Hán đề: “Thánh cung vạn tuể”. Ngay dưới là cửa võng cũng được sơn son thếp vàng và trang trí đề tài tứ linh, các bông hoa phù dung, hồng, sen, cúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Đáng chú ý, các di vật như lư hương bằng gốm hai màu và một cỗ long ngai có chạm đầu rồng, bài vị hình nhân thờ Thành hoàng mang nét kiến trúc thời Lê và một số các đồ thờ tự khác.

Truyền thuyết kể rằng đình Nhân Trạch thờ vợ chồng ông bà Phương Dung và Đào Kỳ, là những người đã tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định. Đào Kỳ vốn là một người có trí dũng, ông hy sinh khi tham gia chiến đấu, bà Phương Dung nghe tin dữ liền tuẫn tiết theo chồng vào ngày 11 tháng năm âm lịch. Từ đó, ông bà được dân làng lập miếu thờ và các triều đại phong kiến ban sắc phong tặng là Đào Dũng tướng quân lược tế thế đại vương, Phương Dung được phong là Phương Dung công chúa trinh tiết từ hoa đoan trang.

Hàng năm, dân làng thường tổ chức tế lễ vào ngày 8 tháng giêng để tưởng nhớ tới công lao của ông bà. Theo lịch sử địa phương, tháng 8 năm 1945, đình là nơi tập họp nhân dân khởi nghĩa. Tháng 3 năm 1957, nơi đây vinh dự được đón đồng chí Tôn Đức Thắng về nói chuyện và căn dặn nhân dân. Những năm chống đế quốc Mỹ, đình là cơ sở hậu phương đón và điều trị các thương binh của Tổng cục Hậu cần và Viện Quân y 103 từ các mặt trận gửi về.

Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1986./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
  • Hơn 2.000 người dân Thủ đô được khám chữa bệnh miễn phí
    Hơn 2.000 người dân Thủ đô được các thầy thuốc trẻ của các bệnh viện tuyến Trung ương và Hà Nội khám tầm soát miễn phí các bệnh ung thư, phổi, tim mạch, thận... Những trường hợp nghi ngờ được chuyển khám chuyên sâu, nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Đừng bỏ lỡ
Đình Nhân Trạch (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO