Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Nhân Lý (Thị xã Sơn Tây)

Sơn Dương (t/h) 14:11 27/04/2023

Đình Nhân Lý thuộc xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Đình Nhân Lý thuộc làng Nhân Lý, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây. Trước Cách mạng tháng Tám, làng Nhân Lý thuộc tổng Nhân Lý, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây.

Với thế đất rộng, thoáng, mặt bằng kiến trúc đình Nhân Lý được kết cấu theo kiểu chữ “nhị” bao gồm các hạng mục chính là Tiền tế và Hậu cung. Ngoài ra đình còn có thêm một số hạng mục khác là Nghi môn, Tả mạc, sân vườn và tường rào bao quanh. Nghi Môn với một lối đi chính và hai lối đi phụ hai bên tạo thế đăng đối. Đây là hạng mục mới được nhân dân hưng công khởi dựng. Nghi môn đình xây theo kiểu trụ biểu. Từ Nghi môn qua một khoảng sân rộng là tới Đại bái. Đại bái và Hậu cung đều có kết cấu kiến trúc một tầng hai mái, trên lợp ngói ri truyền thống, đầu hồi bít đốc, hai đầu bờ nóc đắp đấu đỉnh. Không gian bên trong Đại bái được chia làm ba gian hai chái với kết cấu năm hàng chân cột. Tiếp giáp giữa Đại bái và Hậu cung bài trí một nhang án gỗ màu đỏ sẫm, chạm hổ phù, triện tàu lá giắt và hoa dây cách điệu... Đây là một trong những di vật quý được tiền nhân để lại có giá trị lịch sử cao. Hậu cung với kết cấu 1 gian 2 chái trên 5 hàng chân cột. Bên trong Hậu cung, có 3 cỗ long ngại bài vị của Tam vị Tản Viên Sơn Thánh được bố trí trên tầng cao nhất. Ở hai bên ban thờ chính của Hậu cung đặt hai ban phối thờ: Bên tả thờ Đức đại vương Hành Khiển và bên hữu thờ Thành hoàng bản thổ.

Căn cứ vào những di văn hiện lưu tại đình làng thì đình Nhân Lý thờ tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sự tích về các ngài có nhiều dị bản. Một trong những bản chính hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm “Tam vị đại vương thượng đẳng thần Tản Viên Sơn Thánh” do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), sau đó Quản giám bách thần tri điện hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền phụng tả năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1736) là xác thực nhất. Nội dung của bản ngọc phả này có thể tóm tắt như sau: Vào đời Duệ Vương (vị vua cuối cùng của triều Hùng) ở động Lăng Xương, phủ Hưng Hóa, đạo Sơn Tây có người họ Nguyễn, vợ họ Tạ đã ở tuổi 53 mà điều lành vẫn chưa ứng nên ngày càng ra sức làm điều nhân đức. Ông bà lại có một người anh ruột là Nguyễn Cao Hành vừa tròn 70 tuổi cũng chưa có người nối dõi. Ngày giỗ gia tiên hai anh em đã than thở với nhau và đi du chơi ở núi. Hai ông gặp một cụ già diện mạo phương phi, râu tóc bạc trắng, tay cầm gậy hoa trúc. Đi theo cụ có mấy chú tiểu đồng mang bầu rượu và la bàn. Hai ông cúi lạy và xin được ban phúc. Cụ già bảo hai ông về cải táng hài cốt của bố, cầu đảo các thần linh... Hai ông cúi xuống tạ thì ông già biến mất. Về nhà làm lễ cầu đảo xong, đêm hôm đó Tạ thị nằm mộng thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng, tay ôm hai chú tiểu đồng cho bà. Sau đó bà mang thai 14 tháng. Đến ngày mồng 7 tháng giêng bà sinh hạ một bào thai có hai con trai phong tư dĩnh ngộ, diện mạo khôi ngô, thật giống hai đứa trẻ trong giấc mộng. Bà liền đặt tên con là Sùng và Hiển. Năm đó ông anh Nguyễn Cao Hành cũng sinh một con trai thần phong tuấn tú, tính cách hiên ngang đặt tên là Tuấn.

Năm 12 tuổi, Sùng, Hiển và Tuấn đều thông minh không ai sánh bằng. Đến năm 13 tuổi tìm thầy dạy học cho ba anh em nhưng được vài năm đã tinh thông văn chương hết cả lục giáp thần phù, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý...

Đến năm ba anh em 18 tuổi, cha mẹ hai bên đều qua đời. Ba anh em gào khóc thấu tận trời xanh. Sau ba năm để tang cha mẹ thì kinh tế khánh kiệt, ba ông bèn cùng nhau đến núi Tản làm con nuôi cho Ma Thị Cao Sơn thần nữ. Thần nữ thấy đây là những đứa con hiếu thảo nên lập chúc thư giao hết núi rừng, sông núi, điền địa cho Nguyễn Tuấn - tức vị đệ nhất thượng đẳng phúc thần Tản Viên Sơn Thánh, Sùng Công ở Non sơn hiệu là Tả Kiên Thần - tức Quý Minh đại vương, Hiển Công ở Lãng sơn hiệu là Hữu Kiên Thần - Cao Sơn đại vương. Năm đó Tản Viên được Hùng Duệ Vương gả công chúa Mỵ Nương và ban cho thực ấp, phong tước hiệu. Ông có công lớn với dân trong việc tiêu trừ cái ác, dạy dân thuần phong mỹ tục...

Vua Duệ Vương phong cho Sùng Công làm Tả Đô Đài đại phu và Hiển Công làm Hữu Đô Đài đại phu và cho lập hành cung ở nhiều nơi. Đến khi Thục Vương đem binh đến xâm lược cương vực, Duệ Vương lệnh cho Sơn Thánh cùng Sùng Công và Hiển Công đem quân đi đánh và thu được những thắng lợi to lớn, lưu danh muôn đời. Sau khi hoá, rất nhiều nơi đã lập nơi thờ tự tôn thờ các vị làm thành hoàng, bảo trợ cuộc sống tâm linh cho mọi người.

Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, các đời vua về sau đều gia phong cho mỹ tự Thượng đẳng phúc thần, để muôn đời phụng thờ cúng tế lập thành quy thức, không bao giờ thay đổi.

Trải qua năm tháng, đình Nhân Lý còn lưu giữ được nhiều di vật quý với nhiều chất liệu khác nhau: 6 cỗ long ngai bài vị, 3 hương án thời Nguyễn, 2 bát hương gốm Thổ Hà, 3 đạo sắc phong.

Theo phong tục truyền thống của làng Nhân Lý, lễ hội được tổ chức từ ngày 30 tháng giêng đến 7 tháng hai âm lịch. Ngày nay thực hiện nếp sống mới, lễ hội được tổ chức gọn lại từ 30 tháng giêng đến 3 tháng hai âm lịch.

Đình đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Đình Nhân Lý (Thị xã Sơn Tây)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO