Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Kim Châu (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 15:30 15/04/2023

Đình Kim Châu (xã Kim Thư, huyện Thanh Oai) ở bên tả ngạn sông Đáy, giáp với khu dân cư của làng. Đình Kim Châu quay hướng nam, có kết cấu kiến trúc chữ “nhị” dưới tán cây cổ thụ, như cây muỗm hàng trăm năm tuổi, với hệ thống nghi môn trụ biểu, tường bao theo phong cách truyền thống.

Toà Đại bái dài 12,1m, rộng 6,3m chia thành 5 gian, mỗi gian 2,4m, riêng gian giữa rộng hơn 2,5m. Khảo sát dấu tích kiến trúc cho biết toà Đại bái được xây dựng vào thế kỷ XIX, các bộ vì được làm theo kiểu thức “chồng rường” trên 4 hàng chân cột gỗ. Tuy không có những mảng chạm trên các súc gỗ lớn như một số ngôi đình quanh vùng, nhưng các đề tài tứ linh, tứ quý lại được các nghệ nhân dân gian chạm khắc khá chi tiết trên các kẻ, bẩy, con rường, đấu kê. Ở hai đầu hồi đắp nổi hổ phù ngậm chữ “thọ” kèm với hoa lá cách điệu. Bên trong toà Đại bái còn được tô điểm bằng hoành phi, câu đối, hương án và nhiều đồ tế tự khác. Vị trí chính giữa là bức hoành phi đề 4 chữ Hán “Vi đức kỳ thịnh”, có nghĩa là: Có đức thì sẽ thịnh. Đôi câu đối có nội dung như sau:

Phiên âm chữ Hán:

Kim cổ giang sơn hậu Phật tiền thần trung vượng khí

Địa linh nhân kiệt hình nhân bái tướng trợ linh thanh.

Dịch nghĩa:
Vùng đất này xưa nay hậu thờ Phật, trước thờ thần, thêm khi tốt
Đất thiêng người giỏi, con người thờ tướng, thêm pháp diệu huyền. Tương truyền, tiến sĩ Nguyễn Hiền là người viết hoành phi và câu đối cho đình Kim Châu, Nguyễn Hiền là người có tấm lòng nhân hậu, những năm mất mùa thường đứng ra phát chẩn cho dân, còn ông Nguyễn Liễn là người đứng ra mua gỗ đinh để làm đình, làm chùa.

Trong số các di vật bài trí tại Đại bái, đáng chú ý còn có bát hương bằng đá, được nghệ nhân chạm khắc công phu, tỉ mỉ. Bát hương này có hai tai xoè ra, xung quanh miệng chạm nổi lưỡng long chầu nguyệt, rồng ngang cùng với hoa văn chữ triện và hoa lá cách điệu.

Toà Hậu cung có lối kiến trúc theo kiểu 2 tầng mái, các bộ vì “chồng rường” trên 4 hàng chân cột gỗ. Công trình dựng vào thời Nguyễn.
Năm Đinh Mão thời Nguyễn ở thế kỷ XIX chỉ có thể là năm 1867 (tức niên hiệu Tự Đức thứ 20), bởi đến năm Đinh Mão cũng vào thời Nguyễn ở thế kỷ XX vào năm 1927. Toà Hậu cung ở gian giữa có khám thờ bằng gỗ, bên trong có ngai, bài vị Thành hoàng còn ghi là Uy Linh đại vương, có tên huý là An Lô. Theo truyền thuyết An Lô là vị tướng giỏi thời Lê, có công đánh giặc phương Bắc, về sau mất tại Kim Châu.

Gian bên tả thờ tiến sĩ Nguyễn Hiền, gian bên hữu thờ Nguyễn Liễn. Cả hai ông có công với dân làng Kim Châu.

Trong số các di vật hiện bảo tồn tại đình, có 15 đạo sắc phong từ thời Lê, niên hiệu Thịnh Đức thứ 3 (1655) đến triều vua cuối cùng là nhà Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại (1925 - 1945).

Hằng năm hội làng mở vào ngày 15 tháng hai âm lịch.

Đình Kim Châu đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Quán Huyền Thiên (quận Hoàn Kiếm)
    Quán Huyền Thiên, tên chữ là Huyền Thiên cổ quán, dân gian vẫn quen gọi là chùa Huyền Thiên hay đền Huyền Thiên. Thuộc địa phận khu phố cổ Hà Nội, quán Huyền Thiên nằm giữa phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
Đừng bỏ lỡ
Đình Kim Châu (huyện Thanh Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO