Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Vân Môn (huyện Đan Phượng)

Sơn Dương (t/h) 02/08/2023 16:33

Đền Vân Môn thuộc địa phận xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Đền thờ Hai Bà Trưng, thuộc thôn Vân Môn, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng. Vân Môn nghĩa là cổng mây. Trước thời Nguyễn, dân làng Vân Môn có gốc ở làng Hát Môn, tổng Phù Long, huyện Phúc Thọ. Năm Giáp Ngọ, Vân Môn tách khỏi huyện Phúc Thọ, nhập vào huyện Đan Phượng thành một làng riêng biệt. Nhân dân xây đền, xin duệ hiệu gốc của Thành hoàng làng về thờ phụng. Từ một xóm tách thành làng, dân cư thưa thớt, ngôi đền thuở trước là nơi thờ tự nhỏ, tranh tre lá nữa. Đến năm Canh Ngọ (1870), ngôi đền được xây dựng ở vị trí như hiện nay, đây vốn là khu đất cao và đẹp nhất ở đầu làng. Đền quay hướng đông nam, phía trước là bãi đất phù sa, phía sau là cánh đồng trải dài. Ngôi đền có kết cấu kiến trúc kiểu chữ “đinh” gồm Tiền bái và Hậu cung, Nghi môn, Tả hữu mạc.

Nghi môn được xây bằng gạch, gồm một cửa chính và hai của phụ. Phần trên là bốn mái đao cong, trên bờ nóc đắp “lưỡng long chầu nguyệt”, dưới là phần cổ ngỗng có đắp nổi ba chữ Hán: Trưng Vương từ. Những mái lá cong, đắp đầu rồng hoá lá, lan xuống cổng phụ là dải hoa văn chữ triện, hai cửa phụ cuốn vòm mai cua, mái lợp ngói ống, hai bên là trụ đèn lồng.

Tiền bái xây tường gạch bao quanh kiểu hồi bít đốc. Bờ nóc đắp bờ đinh có đấu đôi kìm vuông. Giữa nóc là hình tượng mặt trời với những tia lửa toả khắp trần gian, hai bên là đôi rồng lớn uốn mềm duyên dáng. Tác phẩm nghệ thuật này hoà đồng với mái ngói ri đã rêu phong, và cột trụ trước hiên tạo lên không gian kiến trúc cổ kính, trang nghiêm của công trình văn hoá tâm linh. Phía trước là cửa ra vào, hai gian bên cửa sổ trang trí hoa văn chữ thọ. Hai mảng tường phía trước đắp phù điêu, bên tả là hình tượng voi chiến, bên hữu là ngựa chiến gọi sự liên tưởng cảnh Hai Bà Trưng ra trận. Toà Tiền tế này hình chữ nhật có kích thước 12,7m x 6,3m gồm 5 gian mái lợp ngói mũi hài. Trong nhà có hai hàng cột gỗ tròn, xà ngang, xà dọc và 6 bộ vì, trong đó 2 bộ vì hồi làm theo kiểu “kẻ chuyền”, 4 bộ vì chính làm theo kiểu thức “chồng rường con nhị”. Trên các lớp kiến trúc trang trí hoa văn cánh sen soi vỏ măng, gờ chỉ, lá lật. Hậu cung là ngôi nhà dọc nối từ gian giữa toà Tiền bái gồm 3 gian, các bộ vì làm theo kiểu “chồng rường cốn mê”. Bốn cốn nhỏ chạm bóng kênh vân mây và hoa lá. Nổi bật là bức cốn chạm tích long cuốn thuỷ với nhiều hoạ tiết như hoa sen trên đầm nước, cảnh máy trời, cá nước, rùa vàng... Trong Hậu cung có khám thờ, cửa khám làm kiểu bức bàn trơn. Hai cỗ long ngai bài vị thờ Hai Bà Trưng đặt trang trọng trong khám. Đây là những tác phẩm nghệ thuật đẹp, đầu tay ngai trang trí nhiều lớp hoa sen viền, cúc 4 cánh, rồng lá, hổ phù và các chỉ khắc vạch, sóng nước... Bài vị đặt trong long ngai tạo hình người mặt tròn tại Phật, thân viền dọc các lớp hoa văn như cúc, sen, sóng nước, lòng giữa ghi duệ hiệu là những mỹ tự ca ngợi công lao đức độ của Hai Bà Trưng.

Đền đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Đền Vân Môn (huyện Đan Phượng)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO