đầu thế kỷ XX

Một sự tri ân dành cho nền giáo dục nghệ thuật Việt đầu thế kỷ XX
Với nhiệt huyết tri ân dành cho một thời kỳ vàng son của mỹ thuật Đông Dương, cũng như dấu ấn giáo dục nghệ thuật khai phóng của Trường Mỹ thuật Đông Dương nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường (1924 -2024), tập thể các tác giả đã cho ra đời cuốn sách Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật (Phạm Long và Trần Hậu Yên Thế đồng chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm, 2023).
  • Những đóng góp cho sân khấu Hà Nội đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thúc Khiêm
    Vào những năm 1913 - 1930, ở Hà Nội có hai trung tâm nghệ thuật lớn đó là rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài. Đây là nơi chiêu tập được nhiều đào kép nổi tiếng từ 3 miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ về biểu diễn. Đặc biệt là các vở diễn tuồng, chèo cải lương với ngôn ngữ sắc bén, đầy tính châm biếm, đả kích sâu cay, kích thích lòng yêu nước của dân tộc gắn liền với tên tuổi Nguyễn Thúc Khiêm đã góp phần vào việc thay đổi, phát triển của sân khấu Hà Nội trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
  • Từ Diễn Đồng – gương mặt tiêu biểu của thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX
    Từ Diễn Đồng (1866 - 1922) có quê gốc ở làng Hà Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông đỗ Tú tài khoá thi năm 1906 nên thường gọi là Tú Đồng. Ông là người cùng thời với nhà thơ Tú Xương (1870 - 1907). Theo truyện kể thì Từ Diễn Đồng từ khi chưa đỗ Tú tài, còn gọi là anh khoa Đồng, đã thường đi lại và xướng họa thơ văn với Tú Xương. Đến khi nhà thơ Tú Xương đã mất, Từ Diễn Đồng vẫn còn qua lại thăm hỏi nhiều lần. Điều đó cho thấy tình bạn giữa hai nhà thơ và ảnh hưởng về tư tưởng và thơ văn giữa họ.
  • (Thông điệp từ lịch sử)Trí thức Việt Nam với công cuộc “tự khai hóa” những năm đầu thế kỷ XX
    Từ giữa thế kỷ XIX, với những biến động xã hội do sự xâm lăng của thực dân Pháp, tầng lớp trí thức Việt Nam đã có nhiều thay đổi từ thành phần xuất thân, con đường học tập, trưởng thành, nhất là tư tưởng, ý thức dân tộc và cách hành động. Họ là lực lượng tinh hoa mở đường canh tân văn hóa những năm đầu thế kỷ XX.
  • (Thông điệp từ lịch sử) Phan Chu Trinh - ngọn cờ canh tân văn hóa đầu thế kỷ XX
    Vào đầu thế kỷ XX, Phan Chu Trinh là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động canh tân văn hóa - giáo dục với một tầm nhìn chính trị vừa sâu vừa xa. Cuộc vận động này là bản lề để hiện đại hóa nền văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XX đến tận ngày nay.
  • (Thông điệp từ lịch sử) Chữ quốc ngữ và cuộc canh tân văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX
    Chữ quốc ngữ là thành tựu chung của các giáo sĩ Công giáo phương Tây với sự đóng góp rất lớn của các thế hệ người Việt. Nó là cây cầu nối Việt Nam với thế giới hiện đại, là bản lề cho sự chuyển đổi/canh tân văn hóa đầu thế kỷ XX.
  • (Thông điệp từ lịch sử) Tình thế và sự lựa chọn con đường văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX
    Năm 1884 với Hiệp ước Patonot, thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam phải bắt đầu hành trình đòi lại độc lập dân tộc vô cùng gian nan. Và tiến trình văn hóa Việt Nam cũng phải đương đầu với một tình thế lưỡng nan để phát triển.
  • Đặc sắc du ký về các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Kỳ V Sự thức nhận tinh thần liên lập Việt - Pháp
    Khi tìm hiểu và xác định mối quan hệ giữa định hướng nguyên tắc ý thức truyền thống “độc lập” (dân tộc) và thực tại phát triển sức mạnh “liên lập” (liên minh) trong nhận thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX cần đặc biệt chú ý đến điều kiện và thực tế lịch sử cụ thể mối quan hệ cơ hữu Việt - Pháp và chính sách bảo hộ quân sự, ngoại giao của nhà nước Pháp - Nam...
  • Đặc sắc du ký về các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Kỳ IV Tâm thế du ngoạn
    Trong công trình Du lịch Việt Nam - Từ lý thuyết đến thực tiễn (*), hai nhà nghiên cứu Phan Huy Xu - Võ Văn Thành đặc biệt nhấn mạnh vai trò “Văn hóa biển Việt Nam và phát triển văn hóa du lịch biển đảo” xác định: “Chúng tôi cho rằng, văn hóa biển cùng với văn hóa núi và văn hóa đồng bằng là ba trụ cột hợp thành văn hóa Việt Nam như kiềng ba chân… Văn hóa biển ở Việt Nam có nhiều cấp độ, nhiều dạng thức như trên bờ, biển ven bờ, biển lộng, biển khơi, biển bãi ngang, biển bãi dọc, biển đại dương… Đặc biệt, v
  • Đặc sắc du ký về các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Kỳ III: Nhận thức về môi trường sinh thái duyên hải, biển đảo
    Vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, việc nhận thức về chủ quyền môi trường sinh thái tự nhiên - xã hội - tinh thần vùng duyên hải và biển đảo đã có một sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, khác với các ngành khoa học kỹ thuật vừa đấu tranh, cải tạo vừa tìm cách dung hòa, hòa hợp với thế giới tự nhiên thì lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lại thiên về dự báo, cảnh báo và kêu gọi khai thác, phát huy các giá trị sinh thái môi trường bền vững. Vấn đề này đặc biệt gần gũi với các ngành văn học nghệ thuật và thể tà
  • Đặc sắc du ký về các vùng  biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Kỳ II: Nhận diện văn hóa
    Việc nhận diện cơ sở văn hóa - xã hội và tầm nhìn về biển đảo trong tác phẩm du ký đồng nghĩa với việc xem xét mối liên hệ cơ hữu của độc giả về tiểu loại du ký biển đảo cũng như khả năng tương tác hai chiều, quy định lẫn nhau giữa đời sống xã hội và sự phát triển thể loại, thể tài… Câu hỏi đặt ra là tầm nhìn văn hóa biển đảo trong tác phẩm du ký, ghi chép có điều gì đồng dạng với các thể loại thơ ca và văn xuôi hư cấu?
  • Đặc sắc du ký về các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Ý thức chủ quyền đất nước
    Xét trên tổng thể, ý thức chủ quyền đất nước thể hiện ở nhiều cấp độ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa. Xác định trong phạm vi thể tài văn học du ký, ý thức chủ quyền đất nước được phản ánh trong nhận thức về cương giới lãnh hải biển đảo, truyền thống lịch sử; ý thức về thực trạng và nguy cơ bị xâm lấn, xâm phạm; ý thức về quyền làm chủ, quyền chủ quyền lãnh hải, đặc quyền kinh tế và năng lực phòng thủ, bảo vệ biển đảo; ý thức về sự phát triển đất nước cường thịnh, niềm tự hào về vẻ đẹp và cá
  • Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
    Bộ sách “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” là tâm huyết của nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn. Cuốn sách được ông ấp ủ và chuẩn bị trong suốt thời gian đi dạy và nghiên cứu lịch sử, nhưng đến khi về hưu năm 1975 mới có điều kiện thực hiện.
  • Kỳ IV:  Du ký về biển đảo  Phú Yên - Bắc Bình Thuận  nửa đầu thế kỷ XX
    Tương đồng với đặc điểm địa lý biển đảo Bắc Trung Bộ nên sắc thái các tác phẩm du ký về duyên hải và biển đảo vùng Nam Trung Bộ trải rộng từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận (vùng 4 Hải quân, gồm 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía bắc của Bình Thuận) cũng có nhiều nét đồng dạng. Các tác phẩm du ký ở đây cũng ngắn gọn, không tập trung vào từng điểm cụ thể, thông thường là những quan sát kết hợp trong các chuyến du ngoạn. Có thể kể đến một số tác giả viết du ký biển đảo Nam Trung Bộ tiêu biểu như Mẫu Sơn
  • Kỳ III: Du ký về biển đảo Quảng Bình - Bình Định nửa đầu thế kỷ XX
    Do đặc điểm địa lý vùng duyên hải và biển đảo Bắc Trung Bộ quy định mà sắc thái các tác phẩm du ký trải rộng dài từ Quảng Bình đến Bình Định (vùng 3 Hải quân, gồm 7 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) có một vẻ đặc sắc riêng. Các tác phẩm du ký ở đây thường ngắn gọn, viết nhiều về những con đường ven biển, hướng tới nơi đảo xa và hành trình ra biển lớn.
  • Kỳ II: Du ký về biển đảo Quảng Ninh - Hà Tĩnh nửa đầu thế kỷ XX
    Đọc qua các tác phẩm du ký giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX viết về biển đảo và duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh (vùng 1 Hải quân, bao gồm các đảo trong Vịnh Bắc Bộ và 8 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có thể thấy rõ dấu ấn vùng miền văn hóa, kể từ tâm thế chủ thể sáng tác, cách thức cảm nhận và phản ánh đời sống hiện thực cho đến cách quan sát, thụ hưởng vẻ đẹp thế giới tự nhiên, biển trời sóng nước, đưa đến những cách quan sát và cảm nhận sinh động, p
  • Nghử in mộc bản ở Hà  Nội đầu thế kỷ XX
    (NHN) Аến những năm đầu thế kỷ XX, nghử in mộc bản ở Hà  Nội phát triển với sự xuất hiện của nhiửu cơ sở in ấn. Các cơ sở nà y có vai trò gần như một nhà  xuất bản, in và  bán nhiửu loại sách: sách đáp ứng nhu cầu thi cử­, sách vử luật, vử toán, kinh Phật, tác phẩm văn chương bằng chữ Nôm...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO