Tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí phụ nữ đầu thế kỷ XX” - Khi vai trò người phụ nữ lần đầu tiên được nhìn nhận trên mặt báo

Thực hiện: Yến Dương - Tuấn Anh| 21/06/2022 16:02

Sáng ngày 20/6/2022 tại phòng hội đồng nhà A, trường đại học Văn hoá Hà Nội, Khoa Viết văn, Báo chí đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ đầu thế kỷ XX” nhân dịp chào mừng kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022).

Tham dự tọa đàm có sự xuất hiện của ông Nguyễn Lân Bình (cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh), diễn giả chính của buổi tọa đàm, cùng các khách mời là thân nhân gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh, nhiều nhà nghiên cứu, các giảng viên trường đại học Văn hoá Hà Nội, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, trường đại học Nguyễn Trãi cùng đông đảo sinh viên Khoa Viết văn, Báo chí.



Tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí phụ nữ  đầu thế kỷ XX” - Khi vai trò người phụ nữ lần đầu tiên được nhìn nhận trên mặt báo

Tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ 

đầu thế kỷ XX” 

(Ảnh: Việt Hưng)


Diễn giả Nguyễn Lân Bình xúc động khi trình bày những nội dung về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Có một chi tiết quan trọng được diễn giả Nguyễn Lân Bình khẳng định ngay ở phần đầu bài diễn văn, đó là: “Nguyễn Văn Vĩnh liên quan rất nhiều đến toàn bộ những gì mà các anh chị, các thầy cô giáo và các em sinh viên đang theo đuổi trong sự nghiệp của mình, đó là: Viết văn, dịch thuật, in báo, xuất bản, là các hoạt động kèm theo cả khía cạnh nghệ thuật trong đó, về kịch, thơ, văn xuôi, điện ảnh, chữ quốc ngữ… Tất cả các lĩnh vực đó đều gắn chặt với con người và sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh”. Điều này cho thấy, những kiến thức, tư liệu mà Nguyễn Văn Vĩnh để lại cho hậu thế đến nay vẫn còn nguyên giá trị.


Các khía cạnh xoay quanh vấn đề phụ nữ cả trên báo chí và ngoài cuộc sống đời thường giai đoạn đầu thế kỷ XX được trao đổi, thảo luận sôi nổi xuyên suốt chương trình tọa đàm. Đáng chú ý là sự xuất hiện của chuyên mục “Nhời đàn bà” trên tờ Đăng Cổ Tùng Báo do học giả Nguyễn Văn Vĩnh sáng lập được quan tâm trao đổi nhiều hơn cả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Bình cho rằng: “Đó là lịch sử lần đầu tiên ghi nhận “vai trò” người đàn bà Việt Nam được đặt lên trên mặt báo, một dấu mốc rất quan trọng”. Bởi trong bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vai trò của người phụ nữ vô cùng mờ nhạt, họ hầu như bị khinh thường, rẻ mạt bởi cánh đàn ông và cả hệ thống cai trị. Không thể chấp nhận thái độ của mọi người, của xã hội với người phụ nữ, Nguyễn Văn Vĩnh đã lập ra chuyên mục “Nhời đàn bà” như một sự khẳng định cương quyết về việc ai cũng xứng đáng được sống cuộc đời tự do, hạnh phúc, và phụ nữ hay đàn ông cũng đều có quyền bình đẳng như nhau.


Tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí phụ nữ  đầu thế kỷ XX” - Khi vai trò người phụ nữ lần đầu tiên được nhìn nhận trên mặt báo

Diễn giả Nguyễn Lân Bình đang phát biểu tại buổi tọa đàm

(Ảnh: Việt Hưng)


Bên cạnh phần trình bày của diễn giả Nguyễn Lân Bình, buổi tọa đàm cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu khác về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lại Nguyên Ân đưa ra một từ khóa thú vị về vấn đề “nữ học” trong xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Ông cũng đề cập tới hai chuyên mục về người phụ nữ trên báo Tiến Dân là: “Phụ nữ diễn đàn” và “độc giả luận đàn”. Điều này phần nào khẳng định vai trò của người phụ nữ đã được quan tâm trên một phương tiện mang tính truyền thông cao như báo chí những năm đầu thế kỷ XX.


Cùng với các trao đổi, bàn luận về chủ đề người phụ nữ, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý còn đưa ra một góc nhìn khác về học giả Nguyễn Văn Vĩnh, cụ thể là “văn phong” mà Nguyễn Văn Vĩnh sử dụng trong các bài viết trên chuyên mục “Nhời đàn bà”. Đó là lối văn rất đời sống, có tính chất thế sự, văn phong mang khẩu khí, không gian mới và lối văn này của Nguyễn Văn Vĩnh đã có ảnh hưởng nhất định tới lối văn trong các tiểu thuyết ngắn thời gian về sau.


Tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí phụ nữ  đầu thế kỷ XX” - Khi vai trò người phụ nữ lần đầu tiên được nhìn nhận trên mặt báo

Đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên tại buổi tọa đàm

(Ảnh: Việt Hưng)


Những nội dung xoay quanh chủ đề về học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ giai đoạn đầu thế kỷ XX dường như là câu chuyện rộng mở đưa tới nhiều trao đổi, bàn luận, thậm chí không có hồi kết. Kết thúc buổi tọa đàm, rất nhiều tri thức đa dạng về học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã được chia sẻ và đón nhận, đưa tới những góc nhìn quan trọng về cuộc đời, sự nghiệp của một nhân vật có ảnh hưởng to lớn tới những loạt bài đầu tiên về người phụ nữ trên báo chí. 


(0) Bình luận
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí phụ nữ đầu thế kỷ XX” - Khi vai trò người phụ nữ lần đầu tiên được nhìn nhận trên mặt báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO