Cuốn sách mang thanh âm văn hoá của hội Trí Tri

Yến Ly| 12/02/2023 19:13

“Diễn thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” do tác giả Nguyễn Văn Học sưu tầm và giới thiệu vừa ra mắt độc giả vào tháng 2/2023.

Cuốn sách dày 668 trang, tuyển chọn gần 40 bài diễn thuyết của các hội viên hội Trí Tri trong giai đoạn 1921 - 1945 với các chủ đề về: Văn hóa, lịch sử, tộc người, danh nhân lịch sử, văn chương, mỹ thuật, di tích thắng cảnh và y khoa… Bài diễn thuyết sớm nhất là “Tục ngữ, ca dao” năm 1921 của Phạm Quỳnh và muộn nhất là bài diễn thuyết “Muốn cứu trẻ em mù thì phải làm thế nào?” của bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên năm 1945.

Nội dung các bài diễn thuyết toát lên tinh thần yêu quốc văn, yêu dân tộc, yêu văn hóa Việt, tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, tinh thần làm rõ và tán dương công trạng của các danh nhân lịch sử của dân tộc và các nội dung khác về dân tộc học, y học và danh lam thắng tích.

anh-ava-bai-viet-blog-7-.png
Cuốn sách “Diễn thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” do tác giả Nguyễn Văn Học sưu tầm và giới thiệu, Tri Thức Trẻ Books liên kết Nxb Khoa học xã hội ấn hành. Nguồn ảnh: Tri Thức Trẻ Books.

Thông qua văn phong mang hơi thở thời đại trong bối cảnh Việt Nam những năm thuộc nửa đầu thế kỷ XX, cuốn sách giúp người đọc hình dung rõ hơn về chân dung các trí thức thời đó nói chung cũng như âm thanh văn hoá của hội Trí Tri nói riêng.

Hội Trí Tri (tên đầy đủ là Hội Trí Tri Bắc Kì) với tên gọi ban đầu là Hội Tương tế Bắc Kì, một tổ chức xã hội giáo dục ở Bắc Kì và là một phần của phong trào “chủ nghĩa hiện đại Pháp” được thành lập tại Hà Nội ngày 01/4/1892 nhằm mục đích nâng cao dân trí.

Nhiều hội viên hội Trí Tri đã thành danh nhân được đặt tên phố, tên đường như: Song An Hoàng Ngọc Phách, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Thúc Ngọc Trần Văn Giáp, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Xuân Nguyên; nhiều người là học giả để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Can Mộng; Tràng Kiều Lê Tài Phúng, Sở Cuồng Lê Dư và nhiều tác giả còn tương đối lạ đối với bạn đọc ngày nay như: Bùi Quang Huy, Đỗ Đức Trí, Đỗ Đức Vượng, Đỗ Thúc, Bùi Văn Lăng, Tô Văn Cần, Ngô Ngọc Kha, Nguyễn Văn Điện, Trần Hàm Tấn, Trần Thọ Huy...

Bài liên quan
  • Có một Hà Nội đa diện đa chiều
    “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái, vừa ra mắt độc giả vào đầu năm 2023.
(0) Bình luận
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • "Lời từ biệt bầu trời" – Tự sự của một cựu tiếp viên hàng không
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Lời từ biệt bầu trời" của tác giả Đinh Lê Hương – cựu tiếp viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Cuốn tự truyện mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề tiếp viên hàng không qua góc nhìn của người trong cuộc.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Cuốn sách mang thanh âm văn hoá của hội Trí Tri
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO