Tác giả - tác phẩm

Trang phục cung đình Huế trong bộ tranh cổ bị lưu lạc

Yến Ly 28/02/2023 06:00

Sau hơn 120 năm ra đời và lưu lạc xứ người, bộ tranh quý minh họa trang phục cung đình Huế đầu thế kỷ XX đã được in ấn đẹp mắt và trang trọng theo đúng nguyên bản từ ảnh chụp kỹ thuật số sắc nét của National Gallery Singapore, trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Minh Nhựt – cuốn sách “Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX”, ra mắt độc giả vào tháng 2/2023.

C

uốn sách Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX của tác giả Trần Minh Nhựt là công trình nghiên cứu nghệ thuật dựa trên bộ tác phẩm nghệ thuật công phu có tên Grande Tenue de la Cour d’Annam (tạm dịch Đại Lễ phục triều đình An Nam) của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân. Những nghiên cứu của Trần Minh Nhựt nhằm giải mã ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật đặc trưng, hay sự tác động của nghệ thuật phương Tây trong giai đoạn giao thoa văn hóa Đông - Tây đầu thế kỷ XX. Cùng với đó là tôn vinh tài năng vẽ tranh điêu luyện của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, củng cố và đánh giá những giá trị nghệ thuật của bộ tranh khi soi chiếu đến trang phục triều Nguyễn, đồng thời đề cao những đóng góp của họa sĩ cho nền mỹ thuật nước nhà.

z4124400178968_18c0314452ec9dac6a2223486601440e.jpg
Cuốn sách "Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX”. Ảnh: Omega Plus

B

ộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ vào tháng 12 năm 1902, dưới triều vua Thành Thái, gồm 54 bức vẽ minh họa bằng màu nước trên giấy khổ 23,1cm x 31,8cm đóng thành một cuốn album, hiện đang thuộc quyền sở hữu của National Gallery Singapore. Sau hơn 120 năm ra đời và lưu lạc, bộ tranh quý này đã được mua bản quyền hình ảnh và giới thiệu đầy đủ tới độc giả Việt Nam trong cuốn sách do Công ty CP Sách Omega Việt Nam liên kết Nxb Dân Trí ấn hành.

z4123050080022_0cbce08354dc5f14dbb7f9b3d4d55df5.jpg
Ảnh chụp minh họa thuộc bộ tranh “Grande Tenue de la Cour d’Annam” được đưa vào cuốn sách. Ảnh: Omega Plus

Trong công trình này, bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, tác giả Trần Minh Nhựt đã dành một dung lượng tương đối để tập trung phân tích mỹ thuật học (đường nét, mảng, hình, màu sắc, nhịp điệu) của ngôn ngữ đồ họa trong tạo hình minh họa áo mũ, cũng như diễn giải kỹ càng về nghệ thuật minh họa và cuộc gặp gỡ phong cách tạo hình phương Tây ở khía cạnh khoa học màu sắc và ánh sáng, và tỷ lệ nhân thể, để giúp độc giả hiểu rõ hơn các giá trị của bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam và phần nào cho thấy rõ sự tài hoa, sự điệu nghệ cùng kỹ thuật vẽ tranh vô cùng ấn tượng của họa sĩ.

C

uốn sách gồm có 5 chương, trong đó: Chương 1 với nội dung “Một số vấn đề về tác giả - tác phẩm Grande Tenue de la Cour d’Annam. Chương 2: “Ngôn ngữ đồ họa trong tạo hình minh họa áo mũ – Phân tích mỹ thuật học”. Chương 3: “Nghệ thuật minh họa và cuộc gặp gỡ phong cách tạo hình phương Tây”. Chương 4: “Các giá trị của bộ tranh minh họa Grande Tenue de la Cour d’Annam” và Chương 5: “Vị thế tác giả Nguyễn Văn Nhân: Những đóng góp cho dòng nghệ thuật minh họa Việt Nam”.

z4123050078269_2728b05e28a0540e9211b6975485bf23.jpg
Ảnh chụp minh họa thuộc bộ tranh “Grande Tenue de la Cour d’Annam” được đưa vào cuốn sách. Ảnh: Omega Plus

T

heo tác giả Trần Minh Nhựt, bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam mang 3 giá trị lớn về mỹ thuật, lịch sử và văn hóa – xã hội. Thông qua đó, người Việt ngày nay nói chung và giới chuyên môn nói riêng có thêm cơ sở để tham chiếu các yếu tố mỹ thuật của trang phục thời Nguyễn. Bộ tranh cũng phản ánh nghệ thuật thêu thùa, thư họa hay các nghi lễ trong hoàng cung… - một cách tái hiện lịch sử chân thực và sinh động nhất. Bộ tranh vẽ về trang phục cung đình Huế, phản ánh văn hóa mặc cũng như một số khía cạnh phổ quát về triều đình Huế, về xã hội nước ta lúc bấy giờ, trong buổi đầu tiếp cận nghệ thuật phương Tây.

TS. Nguyễn Đức Sơn đánh giá: “Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu mỹ thuật học, công trình nghiên cứu không đơn thuần giới thiệu những hình ảnh/ tranh vẽ, mà còn trình bày các kết quả nghiên cứu mới của tác giả về bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam dựa trên những cơ sở khoa học, các tài liệu lịch sử đa dạng và đáng tin cậy để đánh giá khách quan về chủ thể được nghiên cứu”.

Tác giả Trần Minh Nhựt tốt nghiệp Cử nhân ngành Thiết kế Thời trang, Trường Đại học Hoa Sen - Mod’Art International Paris (2014). Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM (2019). Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Thiết kế/Kỹ thuật ngành may tại các Công ty, các hãng thời trang nội địa. Giảng viên thỉnh giảng về Thiết kế và Nghệ thuật tại các Trường Đại học/Cao đẳng ở trong nước. Anh từng là Á khoa Fashion Creation 2014 - Trường Đại học Hoa Sen và lọt Top 15 TKTT hạng mục Haute Couture - cuộc thi Gương mặt trẻ Her World 2013.

Họa sĩ Nguyễn Văn Nhân (1840 – 1917), là họa sĩ triều Nguyễn với bút pháp theo lối tả thực của phương Tây. Ông đã vẽ bộ tranh “Grande Tenue de la Cour d’Annam” minh họa lại trang phục cung đình Huế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trang phục cung đình Huế trong bộ tranh cổ bị lưu lạc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO