Trường Sa gần hơn trong bộ sách song ngữ dành cho thiếu nhi

Yến Ly| 14/02/2023 10:36

“Trường Sa! Biển ấy là của mình” là bộ sách song ngữ kèm minh họa màu dành cho thiếu nhi, được ra mắt độc giả vào tháng 2/2023.

Bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình” thuộc dòng sách “Em yêu Việt Nam mình” do Lionbooks liên kết Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Đây là tác phẩm của tác giả Bùi Tiểu Quyên, với minh họa màu tả thực của họa sĩ Thanh Phan. Cuốn sách được tác giả Bùi Tiểu Quyên thực hiện sau chuyến công tác tới quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam vào tháng 4/2019.

01.png
Bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”. Nguồn ảnh: Lionbooks

Tác giả Bùi Tiểu Quyên “mong mình có thể mang đến cho các bé một câu chuyện dễ thương, sinh động mà cũng có ý nghĩa, giàu cảm xúc về nơi đầu sóng”. Với tình yêu dành cho biển đảo, Tổ quốc và những trải nghiệm từ chuyến đi, chị “mong rằng có thể góp phần nhỏ bé nào đó trong việc xây đắp, nuôi dưỡng tình cảm thiêng liêng ấy trong tâm hồn của trẻ thơ”.

Họa sĩ Thanh Phan chia sẻ, khi đọc bản thảo, cô đã rất xúc động và có một chút áp lực. Với Thanh Phan thì đây là một đề tài mới và còn vì Trường Sa rất khác so với các bãi biển và đảo du lịch của Việt Nam. Cô cũng đã phải xem nhiều phóng sự và các bài viết của chị Bùi Tiểu Quyên để có thể lột tả được chân thực nhất những gì tác giả muốn gửi gắm. Điều đặc biệt là Thanh Phan đã rất xúc động và càng thêm trân quý, nể phục các chiến sĩ và người dân nơi đây trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thêm các tư liệu về biển đảo Trường Sa.

02.png
Minh họa màu tả thực của Thanh Phan trong bộ sách. Nguồn ảnh: Lionbooks

Bộ sách gồm 2 tập: “Phong ba nơi đầu sóng”“Biển ấy là của mình”. Ở tập 1, độc giả sẽ được theo chân chú cún nhỏ Phong Ba cùng các bạn cún khác có tên là Cát, San Hô, Bão Táp… đi khắp đảo Sinh Tồn, và hình dung dễ hơn về quần đảo Trường Sa đầy thiếu thốn nước ngọt, rau xanh nhưng lại đầy ắp tình cảm giữa các chiến sĩ hải quân và đàn cún. Tập 2, “Biển ấy là của mình” giúp các bạn nhỏ làm quen với các khái niệm “âu tàu”, “hải đăng”, “đảo nổi”, “đảo chìm” cũng như câu chuyện và lời dạy của bác Phi Lao về lịch sử của quần đảo Trường Sa.

03.png
Minh họa màu tả thực của Thanh Phan trong bộ sách. Nguồn ảnh: Lionbooks

Với những minh họa màu sinh động chân thực và được trình bày qua song ngữ, Bùi Tiểu Quyên và Thanh Phan vừa mang Trường Sa đến gần hơn nhưng cũng là đi xa hơn trong hình dung của các độc giả nhỏ.

Bùi Tiểu Quyên sinh năm 1985, quê ở Long An. Chị là nhà báo, nhà văn và đã xuất bản nhiều đầu sách. Chị từng giành được Giải thưởng Trẻ Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh 2014 với tác phẩm “Cỏ đồi phương Đông” và có tập truyện ngắn “Cỏ dại thênh thang” vào chung khảo Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần VI-2018.

Thanh Phan là một họa sĩ trẻ thuộc thế hệ cuối 9X, từng học tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Cô đã ra mắt các tác phẩm như: “Chuyện mùa trăng”, “Tiếng rừng”, “Bay giữa mùa hoa”… trong một số triển lãm riêng.

Bài liên quan
  • Có một Hà Nội đa diện đa chiều
    “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái, vừa ra mắt độc giả vào đầu năm 2023.
(0) Bình luận
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Hồi ký chân thực của một người từng thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ - Hồi ký của một người còn sống” của tác giả của Denise Affonço. Qua lời kể của một người đã từng trải qua những năm tháng địa ngục ở Campuchia, cuốn sách giúp những thế hệ đi sau hiểu hơn về một giai đoạn tang thương của người Campuchia dưới tội ác diệt chủng của chính quyền Khmer đỏ, cũng như tôn vinh những đóng góp to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong sự nghiệp quốc tế cao cả, giúp giải phóng đất nướ
  • Thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An
    Trải qua hàng trăm năm với những thăng trầm, biến động của lịch sử, kinh tế, xã hội, thời cuộc, từ một thương cảng từng bị quên lãng Hội An đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, sự đa sắc trong phong tục tập quán, văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống... Cuốn sách “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản góp thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An.
  • “Sa Pa giữa trời mây trắng” - kết nối vẻ đẹp và tâm hồn Tây Bắc
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sa Pa giữa trời mây trắng" của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá dành cho những ai yêu thích du lịch, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc Việt Nam.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến ra mắt tập thơ “Hỗn độn và khu vườn”
    Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến đã tạo dựng tên tuổi của mình ở lĩnh vực âm nhạc với bài hát “Bà tôi.” Anh cũng rất thành công với vai trò là một kiến trúc sư. Song, cá tính nhà thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến dường như ít nổi tiếng hơn cả, với tập thơ gần nhất đã in từ năm 2001.
  • Lan tỏa “Những người thầy trong sử Việt” tại Thư viện Hà Nội
    Tại Phòng đọc Thiếu nhi, Thư viện Hà Nội đang phục vụ bạn đọc bộ sách “Những người thầy trong sử Việt” (NXB Kim Đồng) do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng biên soạn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT
    Chiều 2/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đáp án tất cả môn thi, sau bốn ngày sau kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Hin Nậm Nô được đề cử di sản thiên nhiên liên biên giới
    UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, hai tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Hin Nậm Nô và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới.
Đừng bỏ lỡ
Trường Sa gần hơn trong bộ sách song ngữ dành cho thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO