Tọa đàm ''Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ đầu thế kỷ XX''

Dương Liễu - Phương Thảo| 21/06/2022 09:06

Kỷ niệm 97 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2022), sáng 20/06/2022, Khoa Viết văn - Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ đầu thế kỷ XX”.

        Tham dự buổi tọa đàm có diễn giả Nguyễn Văn Bình (cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh), nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà giáo Vũ Thế Khôi, nhà văn Ngô Văn Giá, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý, một số người thân trong gia tộc học giả cùng đông đảo giảng viên, sinh viên Khoa Viết văn - Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 

Tọa đàm ''Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ nửa đầu thế kỷ XX''

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

        Phát biểu tại buổi tọa đàm, diễn giả Nguyễn Văn Bình đã điểm lại toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra trong một gia đình thuần nông ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Ngày còn nhỏ, ông từng phải đi chăn trâu chăn bò, sau đó đi làm kéo quạt cho một lớp học của Tây. Cũng từ đây, cuộc đời của học giả Nguyễn Văn Vĩnh rẽ sang một hướng mới

        Sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh có liên quan rất nhiều đến ngành học xuất bản, văn học, điện ảnh, kịch... Ông là người cố gắng đưa chữ quốc ngữ vào giảng dạy ở Việt Nam. Thế nhưng, vì những quan điểm và việc làm của Nguyễn Văn Vĩnh hầu như đi ngược lại với triều đình Huế lúc bấy giờ nên dưới con mắt chính trị của thể chế cầm quyền nên Nguyễn Văn Vĩnh được coi là “kẻ tội đồ". 

        Từ nhìn nhận về vấn đề nữ quyền trên thế giới, thông qua đó liên hệ với cách học giả Nguyễn Văn Vĩnh viết về người phụ nữ Việt Nam, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng “những điều mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh muốn áp dụng vào đất nước của mình theo một cách khách quan mà nói thì cụ đều học theo Pháp, vì dưới chế độ thực dân Pháp: phụ nữ Việt Nam được đi học”. 

        Nhà giáo Vũ Thế Khôi cũng khẳng định học giả Nguyễn Văn Vĩnh ý thức rất rõ về đối tượng độc giả của mình, ông viết những điều để người đọc có thể hiểu và học được từ nó. Nhà giáo cũng cũng đặt vấn đề cần phải tìm hiểu về phong trào “Hậu Đông Kinh Nghĩa Thục” để có những đối chiếu, so sánh rõ hơn về những ảnh hưởng của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.


Tọa đàm ''Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ nửa đầu thế kỷ XX''

Diễn giả Nguyễn Văn Bình phát biểu tại diễn thuyết cho buổi tọa đàm.

      “Nhìn rộng ra thì người khai mở về vấn đề nữ giới ở Việt Nam là học giả Nguyễn Văn Vĩnh” - TS Trần Hồng Liễu,  Phó trưởng Khoa Viết văn - Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội khẳng định. Theo TS Hồng Liễu, học giả Nguyễn Văn Vĩnh ngay từ đầu thế kỷ XX đã trăn trở về việc mong muốn cải tạo nòi giống để làm sao người Việt không thua kém các nước phương Tây…

       Tại buổi tọa đàm, các khách mời cũng như các bạn sinh viên cũng đã nêu một số ý kiến và đặt câu hỏi để diễn giả Nguyễn Văn Bình giải đáp. Qua đó có khá nhiều thông tin mới, riêng tư cũng đã được hé lộ. 

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm ''Học giả Nguyễn Văn Vĩnh với báo chí về phụ nữ đầu thế kỷ XX''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO