Sự kiện & Bình luận

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô

Kim Thoa 24/07/2024 05:46

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các Luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi).

bbb.jpg
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 02/07/2024 của Chủ tịch nước về việc Công bố Luật Thủ đô 2024.

Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Luật Thủ đô 2024 gồm 7 chương và 54 điều, với những nội dung cơ bản sau đây:

Chương 1: Những quy định chung, gồm 7 Điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về: phạm vi điều chỉnh; vị trí, vai trò của Thủ đô; giải thích từ ngữ; áp dụng Luật Thủ đô; trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; biểu tượng của Thủ đô; danh hiệu công dân danh dự của Thủ đô.

Chương 2: Tổ chức chính quyền đô thị, gồm 9 Điều (từ Điều 8 đến Điều 16) quy định về: Tổ chức chính quyền đô thị; Hội đồng nhân dân Thành phố; Ủy ban nhân dân Thành phố; Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; Phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân; Tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chương 3: Xây dựng, phát triển và quản lý bảo vệ Thủ đô gồm 17 Điều (từ Điều 17 đến Điều 33) quy định về: Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; quản lý sử dụng không gian ngầm; cải tạo chỉnh trang đô thị; phát triển văn hoá, thể thao, du lịch; phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển các khu công nghệ cao; thủ nghiệm có kiểm soát; phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo vệ môi trường; phát triển nhà ở; phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông; phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; phát triển nông nghiệp, nông thôn; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Chương 4: Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, gồm 10 Điều (từ Điều 34 đến Điều 43) quy định về: huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách Nhà nước; thẩm quyền về đầu tư; tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án độc lập; thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; thực hiện hợp đồng xây dựng – chuyển giao; quản lý sử dụng tài sản công và khai thác sử dụng công trình, hạ tầng; thu hút nhà đầu tư chiến lược; ưu đãi đầu tư;

Chương 5: Liên kết, phát triển vùng, gồm 5 Điều (từ điều 44 đến điều 47) quy định về: mục tiêu, nguyên tắc liên kết phát triển vùng; chương trình, dự án liên kết phát triển vùng; nguồn vốn đầu tư chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng; trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương tham gia vào chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng.

Chương 6: Giám sát, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm xây dựng, phát triển quản lý, bảo vệ Thủ đô, gồm 5 Điều (từ Điều 48 đến Điều 52) quy định về: Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại ppbiểu quốc hội; trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô.

Chương 7: Điều khoản thi hành, gồm 2 Điều (Điều 53 đến Điều 54) quy định về: hiệu lực thi hành; Quy định chuyển tiếp.

Để triển khai thi hành Luật kịp thời, hiệu quả, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật và tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật; xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, đảm bảo có hiệu lực đồng thời với Luật. Đồng thời rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới; Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương được Luật Thủ đô giao; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết Luật ở các bộ, ngành và địa phương./.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Triển khai ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) cho cán bộ, giáo viên và học sinh
    Thực hiện Công điện số 05/CĐ-UBND, ngày 05/7/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi), Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai tới toàn thể đội ngũ CB, GV, NV cài đặt ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) và đề nghị 100% các đơn vị trực thuộc tích cực hưởng ứng và cài đặt.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO