Sự kiện & Bình luận

Đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam 50 năm qua

Thụy Phương 23/07/2024 10:14

Sáng ngày 23/7/2024, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: GS.TS Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tham dự Hội thảo còn có các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường vụ Thành ủy Hà Nội, đại diện lãnh đạo một số ban, ngành Thành phố, quận, huyện Hà Nội, các nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện nhiều cơ quan khoa học, Ban Thư ký khoa học Hội đồng, cùng đại diện nhiều cơ quan báo chí.

hoi-thao-2.jpg
PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn hội thảo.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Phạm Văn Linh nhấn mạnh, 50 năm qua, sau chiến thắng vĩ đại Mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Trong đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội và con người đã có những bước đổi mới, phát triển quan trọng phù hợp với từng chặng đường của cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân; được bảo tồn, phát huy; từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Phạm Văn Linh cho đến nay văn hóa vẫn chưa thực sự được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa có lúc còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ một trong các nguyên nhân chính của những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trong lĩnh vực văn hóa và nhấn mạnh việc “sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người”; “phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa”.

hoi-thao-4.jpg
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu.

Tiếp tục triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa và kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, hướng tới kỷ niệm 50 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025), Hội thảo của hôm nay là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào các nội dung trọng tâm: Những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua 50 năm thống nhất, cả nước đi lên CNXH; Đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 50 năm qua; Những vấn đề đặt ra hiện nay và định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.

"Hội thảo hôm nay là dịp để các đại biểu trao đổi, tiếp tục khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Đảng nhìn lại 40 năm đổi mới trên lĩnh vực văn hóa, thấy rõ những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức để bàn và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, đề xuất và kiến nghị những giải pháp nhằm tao chuyển mạnh mẽ, toàn diện trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, trong đó có nhiệm vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đáp ứng xu hướng phát triển văn hóa khu vực và thế giới.

Đây cũng là dịp để Đảng bộ Hà Nội có cơ hội giao lưu, trao đổi, thảo luận giới thiệu với các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành ủy bạn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong nước về mảnh đất, con người Thủ đô với truyền thống trong lịch sử và hiện tại. Tôi tin tưởng rằng, với sự phối hợp chuẩn bị chu đáo, công phu, kỹ lưỡng của Hội Đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Hà Nội, sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các đại biểu, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, Hội thảo hôm nay sẽ thành công, có sức lan tỏa sâu rộng, đạt được kết quả như mong muốn", TS. Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
  • Sớm hoàn thiện Hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến năm 2035
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 549/TB-VPCP “Kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam 50 năm qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO