Chính sách & Quản lý

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người

Hà Oai 18/10/2023 21:26

Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế về lĩnh vực văn hóa - xã hội và con người.

Ngày 18/10, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Tổng kết Trung ương một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc 40 năm đổi mới đất nước trong lĩnh vực văn hóa - xã hội và con người do ông Nguyễn Đức Hải - Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.

Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế Hoàng Khánh Hùng báo cáo cho biết, văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế, con người Huế nói riêng là nền tảng tinh thần của xã hội và đã huy động các nguồn lực cho sự nghiệp văn hóa, đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh và chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển…

Tập trung nghiên cứu và xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc của văn hóa Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống độc đáo, đặc trưng, tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, con người xứ Huế. Chăm lo phát triển đời sống văn hóa xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống gia đình, tính cộng đồng, thân thiện, mến khách, xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa, đậm bản sắc văn hóa Huế hướng tới một xứ sở hạnh phúc. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn gắn với triển khai hiệu quả một số mô hình, phong trào thiết thực. Thực hiện tốt việc xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể…

Thừa Thiên – Huế đã nỗ lực huy động nguồn lực thực hiện và cơ bản hoàn thành dự án giải phóng mặt bằng, di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế trong năm 2022 và triển khai Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế cùng các đề án “Huế - Kinh đô áo dài”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Xứ sở Mai vàng”, “Festival bốn mùa”, “Thành phố bốn mùa hoa”...

Trong buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại biểu đề nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế làm rõ hơn các giá trị về gia đình người Huế trong giữ gìn bản sắc văn hóa, đánh giá thực chất hiệu quả các thiết chế văn hóa, chế độ chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng phát triển văn học nghệ thuật, công nghệ số vào công tác giữ gìn, phát triển, tôn vinh di sản hay làm rõ những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc tôn giáo… Các ý kiến đã được lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Thừa Thiên – Huế giải đáp, phân tích, làm rõ thêm trên cơ sở củng cố hoàn thiện những giá trị văn hóa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề để giải quyết từng vấn đề, rà soát và xây dựng lại quy hoạch của từng ngành, từng lĩnh vực liên quan đến văn hóa. Qua đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, các khu vui giải trí, công viên văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng lớn và các thiết chế văn hóa đồng bộ cho thành phố di sản, văn hóa, Festival của Việt Nam nhằm góp phần gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao các giá trị Thừa Thiên - Huế đạt được trong bối cảnh cạnh tranh mới, phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người. Giữ gìn những giá trị văn hóa giá đình và làm tốt chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên - Huế là văn hóa, các yếu tố chứa đựng văn hóa, là hệ thống di sản văn hóa hàng trăm năm, hệ sinh thái đầm phá đa dạng và đề nghị Thừa Thiên - Huế phải có chiến lược thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để duy trì, phát triển văn hóa.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chia sẻ, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa – xã hội, xây dựng con người đồng bộ với phát triển kinh tế và là nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Bài liên quan
  • Sáng tạo tác phẩm hay góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ
    Làm thế nào để “tiếp tục đổi mới sáng tạo tác phẩm hay góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước” đó cũng là chủ đề đã được các văn nghệ sĩ phân tích, xới xáo trong cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 17/10/2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO