Văn học - Nghệ thuật

Sáng tạo tác phẩm hay góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ

Thụy Phương 17/10/2023 15:08

Làm thế nào để “tiếp tục đổi mới sáng tạo tác phẩm hay góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước” đó cũng là chủ đề đã được các văn nghệ sĩ phân tích, xới xáo trong cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng 17/10/2023.

Thiếu vắng những tác phẩm xứng tầm

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS. TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã nhắc lại những đánh giá chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Kỷ niệm 75 ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam. Bên cạnh việc biểu dương những cống hiến, đóng góp của các văn nghệ sĩ đối với sự ổn định chính trị của xã hội, sự phát triển của đất nước, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém cần được khắc phục, đó là: “Những thành tựu VHNT mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua chưa thật tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chất lượng chưa hài hòa với số lượng. Chưa có nhiều tác phẩm tạo được sự thu hút, sự quan tâm lớn của công chúng và có sức lan tỏa làm rung động lòng người. Còn ít những tác phẩm đỉnh cao, những văn nghệ sĩ lớn”.

z4791583807419_ee6c1575823e88a31f3d6f9fe0ba71ef.jpg
PGS. TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh, để trả lời cho câu hỏi “Vì sao VHNT hiện nay tuy đã có thành tựu rất đáng ghi nhận, biểu dương nhưng cho đến nay vẫn còn ít tác phẩm đỉnh cao, ít văn nghệ sĩ lớn như các giai đoạn trước kia” cần làm rõ những yếu tố cơ bản góp phần làm nên những tác phẩm hay, đáp ứng kỳ vọng của công chúng yêu VHNT”.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, tác phẩm hay là do con người – văn nghệ sĩ sáng tạo ra. Người nghệ sĩ với tài năng và lao động cùng với sự rung động trái tim trước cuộc sống, đi sâu vào đời sống nhân dân, thở cùng nhịp thở của nhân dân, tắm mình trong không khí dân tộc, nhận thức sâu sắc “cơ hội, vị thế, tiềm lực, uy tín quốc tế” để vững tin vào trí lực và bút lực của mình.

NSND Trần Quốc Chiêm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định: Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, trong lĩnh vực VHNT đã xuất hiện những tác phẩm có giá trị, nhưng cũng có những tác phẩm còn hạn chế về tư tưởng và nghệ thuật, chạy theo các đề tài nhỏ nhặt, chiều theo thị hiếu của một bộ phận công chúng, đánh mất chức năng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ, nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí. Có những tác phẩm thể hiện tư tưởng cực đoan, xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Trong đội ngũ những người sáng tác VHNT ngày càng thiếu những cây bút lớn, xuất sắc. Thiếu những tác phẩm VHNT xứng tầm phản ánh công cuộc đổi mới vĩ đại của nhân dân làm cho đời sống tinh thần của con người thiếu cân bằng giữa định hướng giá trị với ảnh hưởng của cơ chế thị trường.

Hướng tới tính nhân văn và giá trị nghệ thuật

Theo PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, “tiếp tục đổi mới, sáng tạo tác phẩm hay, xứng đáng” là mong mỏi chính đáng của giới sáng tạo VHNT. Đây vừa là đòi hỏi mang tính thời đại với từng tác giả, những chủ thể sáng tạo nhằm làm sao có được những tác phẩm VHNT xứng tầm. “Để có được tác phẩm hay, xứng đáng, tác giả - chủ thể sáng tạo phải luôn đổi mới chính mình từ tư duy, đến dám nghĩ dám làm, dám đối diện với muôn vàn khó khăn. Song, bên cạnh sự chi phối của những điều kiện vật chất cần và đủ thì sự khoáng đạt của chân trời – tự do sáng tác là mảnh đất ươm trồng những tác phẩm hay, xứng đáng”, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú nhấn mạnh.

Nhà LLPB Âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khẳng định một tác phẩm để đời chắc chắn phải hay với nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau, với nhiều tốc người ở các thời đại khác nhau. Đó phải là tác phẩm có tính nhân văn về nội dung và giá trị nghệ thuật trong biểu hiện.

z4790419273024_6e4c70745aa79e868230d08f0eba1620.jpg
Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu tại hội thảo.

Chia sẻ tại hội thảo, nhà thơ Vũ Quần Phương bày tỏ sự mừng vui trước “cơ ngơi” văn học này của đất nước, tuy nhiên ông cũng không khỏi trăn trở trước thực trạng đời sống hiện nay. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng nội dung của hội thảo đặt ra nhiều vấn đề đối với người cầm bút. Theo ông, để có tác phẩm hay thì ngoài tài năng, trí tuệ, thì còn cần cả nỗ lực của bản thân văn nghệ sĩ và cả môi trường sáng tạo nghệ thuật.

Còn nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thì nhấn mạnh: Hội thảo đặt vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước cũng có nghĩa là đặt ra trách nhiệm của các văn nghệ sĩ trước thực trạng sa sút, xuống cấp trong đời sống văn hóa, văn nghệ. Từ thực tiễn của VHNT cũng như trải nghiệm của mình, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng muốn có tác phẩm hay thì mỗi văn nghệ sĩ cần đổi mới về tư duy, nhận thức sáng tạo, phương pháp sáng tác, đề tài chủ đề... Liên hiệp nên quy hoạch đội ngũ người viết, giao trách nhiệm cho thế hệ văn nghệ sĩ bám sát những vấn đề của đời sống đương đại. Bên cạnh đó, cần đầu tư, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sâu sát, gắn bó, tích lũy vốn sống...

z4791601048832_03337ca96c04f41fdc40a4f218115af7.jpg
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo cũng đã đưa ra đề xuất giải pháp để có những tác phẩm hay, góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước. Theo đó, cần kiện toàn tổ chức Hội các cấp, đào tạo cán bộ quản lý Hội Văn nghệ đáp ứng những đòi hỏi cao về phẩm chất và năng lực chuyên môn, năng lực quản lý; chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng thế hệ văn nghệ sĩ trẻ thành nguồn cán bộ đủ sức đảm đương kế tục và phát triển sự nghiệp; hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ văn nghệ sĩ, tôn vinh lao động nghệ thuật đích thực, đề cao những tác phẩm công phu, tâm huyết, tài năng; kiến tạo môi trường xã hội, văn hóa thuận lợi để văn nghệ sĩ khởi nghiệp, phát triển tài năng...

“Hội thảo góp phần quán triệt sâu sắc tư tưởng văn hóa, văn nghệ Hồ Chí Minh và các Nghị quyết của Đảng những năm gần đây. Những giải pháp đưa ra trong các ý kiến tham luận tại hội thảo nhằm tháo gỡ những điểm còn tồn tại; qua đó thúc đẩy VHNT vượt qua khỏi trì trệ mà vươn lên với một khởi sắc mới, một niềm tin mới, không khí hào hứng mới, góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người mới trong thời đại hôm nay”, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân khẳng định./.

Bài liên quan
  • Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2023 “Bài ca thống nhất non sông” tại Hà Nội
    Chiều ngày 10/9/2023, tại Ba Vì (Hà Nội), Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật tại Hà Nội năm 2023. Trại Sáng tác Văn học nghệ thuật 2023 nhằm quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về văn học nghệ thuật, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đẩy mạnh hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(0) Bình luận
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Đạo diễn Xuân Phượng lọt top "100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024"
    Hãng thông tấn BBC vừa công bố danh sách "100 người phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024", tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Đáng chú ý, đạo diễn, tác giả sách và chủ phòng tranh Xuân Phượng – đại diện từ Việt Nam – đã được vinh danh trong danh sách này.
  • Thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định kèm Kế hoạch “Xây dựng dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” để trình Chính phủ ban hành Nghị định về nội dung này (dự kiến tháng 6/2025).
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Sáng tạo tác phẩm hay góp phần chấn hưng và phát triển văn hóa, văn nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO