Hoạt động hội

Kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam

Yến Ly 25/07/2023 16:08

Sáng ngày 25/7/2023, Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2023) đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tới dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo đại biểu là văn nghệ sĩ tiêu biểu khắp cả nước.

Ngày 25/7/1948 tại Chiến khu Việt Bắc, Hội Văn nghệ Việt Nam – tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã được thành lập. Ra đời trong thời điểm khó khăn, gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy khốc liệt, và luôn đồng hành với dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ở thời kỳ mới, tiếng nói của văn nghệ sĩ đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ, tác động lớn tới tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, để tạo nên những chiến thắng kỳ công của dân tộc cũng như góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới.

001.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm

75 năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều Huân chương, giải thưởng cao quý về VHNT như một cách ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển nền văn hóa của dân tộc.

Đến nay, Liên hiệp Hội có 10 hội chuyên ngành Trung ương (Hội Nhà văn, Mỹ thuật, Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Sân khấu, Kiến trúc sư, Điện ảnh, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Nghệ sĩ Múa, Văn nghệ Dân gian, VHNT các Dân tộc thiểu số), 63 hội VHNT các địa phương cùng lực lượng văn nghệ sĩ vô cùng đông đảo với hơn 40.000 hội viên thuộc các hội chuyên ngành.

003.jpg
PGS. TS Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phát biểu tại Lễ kỷ niệm. 

Biểu dương và ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà, của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam trong 75 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng Chân – Thiện – Mỹ của con người…; đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với VHNT và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổng Bí thư mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Liên hiệp các Hội VHNT, trí thức VHNT Việt Nam tiếp tục tăng cường tham mưu Đảng và Nhà nước; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Liên hiệp hội cần có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức một cách hợp lý; có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; quan tâm đến công tác khuyến khích, tôn vinh các văn nghệ sĩ có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tạo VHNT...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của VHNT trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động VHNT thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ...; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để VHNT phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

002.jpg
PGS.TS Đỗ Hồng Quân trân trọng trao Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp VHNT Việt Nam và tặng hoa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, PGS. TS Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam mong muốn “Văn nghệ sĩ hôm nay phải dám đi vào những đề tài nóng của cuộc sống, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng để có những tác phẩm có ích cho đời”. Đó cũng là trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước Đảng và nhân dân khi đất nước bước vào giai đoạn mới./.

Bài liên quan
  • Vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Sáng 17/7/2023, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Tọa đàm nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế, biện pháp khắc phục trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
(0) Bình luận
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO