Hoạt động hội

Vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thụy Phương 17:34 17/07/2023

Sáng 17/7/2023, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Tọa đàm nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế, biện pháp khắc phục trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Đề cập tới vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng đạo đức tâm hồn người Hà Nội thanh lịch văn minh, TS Đặng Chí Thông, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội khẳng định: Nhiều thập kỷ qua đến nay, VHNT Thủ đô luôn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp trong chiến tranh bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc, và trong giai đoạn xây dựng phát triển kinh tế đất nước, VHNT đã có nhiều đóng góp đáng kể về cả nội dung và hình thức đã phản ánh những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội trên mọi phương diện và góc độ khác nhau nên trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả thành tích đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu và đóng góp, hiện nay VHNT vẫn còn một số hạn chế trong quá trình phát triển, vẫn còn những tồn đọng, chưa đáp ứng nhu cầu thưởng thức của xã hội, chưa có nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, tính thẩm mỹ nghệ thuật, chưa phản ánh sâu sắc hơi thở cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số tác phẩm đã xuất hiện xu hướng thương mại hóa và sự xâm nhập yếu tố ngôn ngữ VHNT ngoại sinh làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa nghệ thuật đến việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nếp sống thuần phong mỹ tục của người Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến...

toa-dam-1.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Theo NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, trong giai đoạn hiện nay, hơn lúc nào hết vai trò, trách nhiệm của VHNT trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách con người nói chung và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói riêng là hết sức quan trọng, đòi hỏi người nghệ sĩ không chỉ chuyên chở trong tác phẩm của mình những chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn làm sáng tỏ, sáng tạo, cổ vũ con người tự nguyện vươn lên những giá trị đạo đức. “Đạo đức xã hội không chỉ là những thiết chế khô cứng, phổ quát, mà thực ra luôn luôn tồn tại, thẩm thấu trong cuộc sống trong những tầng vỉa sâu nhất của tâm hồn con người. Điều này đòi hỏi người nghệ sĩ phải thực sự am hiểu những giá trị, những khả năng, sự vận động của đạo đức ở chiều sâu tâm hồn con người để nắm bắt, phản ánh và dự báo và cảnh báo. Chính vì vậy, cần lắm ở những người nghệ sĩ bám sát và am hiểu những trăn trở với đời sống xã hội để phản ánh, biểu hiện những vấn đề đạo đức, nhân cách con người dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ, nhân văn, trong sự yêu thương và tin tưởng đối với con người…”, NSND Trần Quốc Chiêm cho hay.

toa-dam-2.jpg
Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Từ những phân tích về các khía cạnh của văn hóa, con người truyền thống các địa phương hợp thành Hà Nội hiện nay cùng các tiêu chí về “Người Hà Nội thanh lịch văn minh”, PGS.TS Bùi Xuân Đính – Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho rằng các hội chuyên ngành của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tùy theo chức năng chuyên môn của mình mà cần có và thường xuyên có các công trình, tác phẩm với các thể loại khác nhau phản ánh những mặt tốt đẹp tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực trong văn hóa, lối sống truyền thống của con người các trấn/ xứ (địa phương hợp thành Hà Nội hiện nay) cũng như khả năng thích ứng và những xung đột của lối sống truyền thống các trấn/ xứ khi được mở rộng vào Thủ đô và khi bước vào cuộc sống đô thị.

“Bàn về vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” là việc làm cần thiết, bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm, cuộc sống lại đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi mới, mà vị thế của Hà Nội cũng như những thách thức mà Hà Nội đang phải đối mặt lại càng đặt ra nhiều vấn đề gay gắt cấp bách”, đạo diễn Nguyễn Văn Thu - Hội Điện ảnh Hà Nội nhấn mạnh.

Một số ý kiến, tham luận tại tọa đàm cũng đã đề cập những giải pháp giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Theo đó, cần phải đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống con người Hà Nội; nâng cao chất lượng sáng tác VHNT trong giai đoạn hiện nay; tăng cường công tác lý luận phê bình tuyên truyền, quảng bá, định hướng hoạt động sáng tạo VHNT; tổ chức tốt việc quảng bá, tuyên truyền tác phẩm VHNT, đưa sản phẩm VHNT đến với mọi quần chúng nhân dân dân Thủ đô, từ đó góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh…

Tọa đàm này là một trong những hoạt động thiết thực của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội nhằm đánh giá lại những thành tựu trong việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17-3-2021, của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình
    Sáng ngày 10/4/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội hướng đến ngày 30/4 và 7/5 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO