Hoạt động hội

Phát động Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật “Hà Nội – đổi mới và phát triển”

Kim Thoa 08/07/2023 19:49

Cuộc vận động tạo động lực, thúc đẩy sáng tạo, tạo ra các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật chất lượng cao thiết thực chào mừng lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)

Thực hiện Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2023, tầm nhìn đến 2045, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật “Hà Nội – đổi mới và phát triển”.

Kế hoạch nhằm xây dựng Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thừa kế và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long-Hà Nội; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm văn hóa lớn thiết thực chào mừng lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Bên cạnh đó, Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật “Hà Nội – đổi mới và phát triển” còn nhằm nâng cao giá trị văn học nghệ thuật Thủ đô, khích lệ tinh thần sáng tác của văn nghệ sĩ trong tình hình mới nhằm tạo tạo ra các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật cao, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, công cuộc đổi mới của Thủ đô, tương xứng với vị thế trung tâm văn hóa – chính trị của cả nước.

Cuộc thi còn nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống… khắc phục những mặt còn hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, thái độ với cộng đồng của người Hà Nội trong thời kỳ mới.

Đối tượng dự thi là hội viên của 9 hội chuyên ngành trong Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.

Bài dự thi yêu cầu phản ánh các giá trị của lịch sử Thăng Long – Hà Nội, đề cao và tôn vinh những giá trị đạo đức, truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại của con người Thủ đô trong gia đoạn hiện nay; phản ánh về đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn an ninh, chính trị ở địa phương; về miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn Hà Nội.

Về thể loại tác phẩm, loại hình nghệ thuật bao gồm: Văn học: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết; Âm nhạc: ca khúc; Nhiếp ảnh: ảnh đơn, ảnh bộ; Mỹ thuật: tác phẩm hội họa, điêu khắc; Sân khấu: chèo, kịch nói, cải lương; Điện ảnh: phim truyền, phim tư liệu; Múa; Văn nghệ dân gian; Kiến trúc.

Các tác phẩm tham dự cuộc thi chưa được đăng tải trên sách báo hoặc tham gia bất kỳ cuộc thi nào.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Đặc biệt, 9 giải A, 18 giải B, 27 giải C.

Thời gian tổ chức Cuộc Vận động bắt đầu từ tháng 7/2023-30/8/2023; xét giải từ 1/9-20/9/2024; tổ chức chấm giải từ ngày 21/9-30/9/2024.

Lễ công bố và trao giải được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình
    Sáng ngày 10/4/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội hướng đến ngày 30/4 và 7/5 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Văn nghệ sĩ 3 miền tham quan các di tích, thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội
    Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh, ngày 22/3, đoàn văn nghệ sĩ đã tham quan trải nghiệm tại các di tích, thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Phát động Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật “Hà Nội – đổi mới và phát triển”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO