Hoạt động hội

Nhiều tọa đàm chuyên đề, khảo sát thực tế được thực hiện trong 6 tháng đầu năm

Thụy Phương 03/07/2023 14:31

Sáng ngày 3/7/2023, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch công tác của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2023, PGS.TS. Trần Thị An, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho hay trong 6 tháng qua Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã triển khai được một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó điểm nhấn là các tọa đàm khoa học chuyên đề và khảo sát thực tế để sưu tầm, nghiên cứu. 

toan-canh.jpg
Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

Về tọa đàm khoa học, Hội đã tổ chức được 3 cuộc tọa đàm với các chủ đề: Văn hóa Cự thạch và nghệ thuật tạo hình thời tiền sử ở Việt Nam (PGS.TS. Trình Năng Chung trình bày); Bản đồ hệ thống các di tích tiền - sơ sử trên đất Hà Nội (PGS.TS. Nguyễn Quang Miên trình bày); Điêu khắc tiên nữ trong đình làng Việt (TS. Trần Hậu Yên Thế trình bày). 

Về hoạt động khảo sát điền dã, Hội đã tổ chức một số chuyến đi đến những vùng đất nổi tiếng về văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Lạng Sơn và Tây Nguyên để hội viên có cơ hội nâng cao vốn hiểu biết của mình.

Ngoài ra, các hội viên trong hội cũng rất tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn do Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức. Trong đó, đáng chú ý là các hội thảo, tọa đàm với các tham luận, ý kiến được đánh giá cao ở chất lượng chuyên môn. Các hội viên trong hội còn tích cực tham gia cộng tác, viết bài trên các báo, tạp chí chuyên ngành cả ở Trung ương và địa phương…

“Trong 6 tháng cuối năm, Hội sẽ tiếp tục duy trì các cuộc sinh hoạt khoa học, tọa đàm cũng như tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế hội viên theo kế hoạch kinh phí được giao năm 2023. Đồng thời, Hội cũng sẽ khuyến khích hội viên có sản phẩm sưu tầm văn nghệ dân gian ở các địa điểm khảo sát; Tăng cường các hoạt động của các Câu lạc bộ trực thuộc Hội, nghiên cứu bổ sung bảo trợ Câu lạc bộ Diễn xướng tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội; Tham gia tích cực các hoạt động chuyên môn cũng như công việc xã hội của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và những sự kiện hoặc hoạt động của Thành ủy, UBND thành phố tổ chức”, PGS.TS. Trần Thị An nhấn mạnh.

anh-chiem.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. NSND Trần Quốc Chiêm mong muốn thời gian tới các hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tiếp tục đoàn kết, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chuyên môn để hoàn thành các kế hoạch, dự định đã đề ra, có nhiều hơn các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa xứ Đoài, văn hóa Thăng Long - Hà Nội xưa và nay… đồng thời tham gia tích cực các hoạt động chung của Hội Liên hiệp.

Cũng tại Hội nghị, đại diện Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã trao quyết định kết nạp cho 6 hội viên mới. Thay mặt cho các hội viên mới, PGS.TS Bùi Quang Thanh bày tỏ cảm xúc khi bước sang tuổi cổ lai hy lại có cơ duyên trở thành hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đồng thời mong muốn sẽ được góp sức trong các hoạt động của Hội, đặc biệt là khai thác giá trị văn hóa dân gian… 

trao-qd-ket-nap-hoi-vien.jpg
Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cùng đại diện Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng các hội viên mới. 

Một số hội viên từng gắn bó nhiều năm với Hội dịp này cũng đã chia sẻ những ý kiến đóng góp với mong muốn sẽ Hội sẽ phát huy hơn nữa vai trò gắn kết hội viên, thực hiện tốt chức năng của hội nghề nghiệp chuyên nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các giá trị văn nghệ dân gian của Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên
    Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi “Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban chấp hành Hội cùng đông đảo nhạc sĩ hội viên.
  • Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”
    Sáng 14/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Nhiều tọa đàm chuyên đề, khảo sát thực tế được thực hiện trong 6 tháng đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO