Nỗ lực nâng quy mô các CLB trực thuộc lên tầm cao mới

Thụy Phương| 14/11/2022 20:16

Sáng ngày 14/11, tại Hội trường UBND xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động các câu lạc bộ trực thuộc Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội năm 2021-2022. Đông đảo hội viên của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội và các thành viên các CLB trực thuộc Hội đã tới tham dự chương trình.

Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của các CLB trực thuộc Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội trong năm 2021 – 2022, PGS. TS Trần Thị An, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho hay, tính đến thời điểm hiện nay, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội có tổng cộng 11 CLB trực thuộc. Cụ thể là các CLB sau: CLB Văn nghệ sĩ Xứ Đoài, CLB Nghệ nhân văn hóa dân gian Hà Nội, CLB Sao Mai, CLB Hướng Dương, CLB Chèo tàu Đan Phượng, CLB Múa bồng Triều Khúc, CLB Sáo diều Thanh Oai, CLB Thả diều Hồng Hà, CLB Chèo làng Mọc Quan Nhân, CLB Trường Xuân và CLB Ca trù.

hoi-nghi-tong-ket.jpg
Đông đảo hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đến tham dự hội nghị.

Trong năm 2021, do tình hình đại dịch Covid – 19 kéo dài nên mọi hoạt động của các CLB bị hạn chế. Năm 2022, các CLB bắt đầu có những hoạt động trở lại. Từ các phong trào thi đua, các đợt vận động sáng tác của Thành phố, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Ban chủ nhiệm và hội viên các CLB đã phấn đấu, thi đua để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tham gia tích cực các phong trào phát động sáng tác, đóng góp các sản phẩm, tiết mục vào các cuộc Hội nghị lớn của Hội cũng như vào các ngày kỷ niệm của Hội Liên hiệp và của Thành phố. Các hoạt động đã bám sát đúng chuyên môn, theo đúng chủ trương lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, góp phần giữ gìn lối sống cao đẹp, thanh lịch của các tầng lớp người Hà Nội trong quá trình đổi mới và hội nhập.

chup-anh-luu-niem.jpg
 BCH Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện các CLB do Hội bảo trợ.

Với sự nỗ lực của các thành viên, trong năm 2021- 2022, các CLB trực thuộc Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Nhiều công trình của các hội viên CLB đã được ghi danh; nhiều nghệ nhân được Nhà nước và Thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân Hà Nội... (như CLB Nghệ nhân văn hóa dân gian Hà Nội); nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên được trao giải thưởng tại các phong trào, các cuộc sáng tác (như CLB Văn nghệ sĩ Xứ Đoài). Qua đó góp phần cho Hội thực hiện tốt nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết đội ngũ những người làm công tác văn hóa dân gian, văn học, nghệ thuật, từng bước nâng cao đời sống tinh thần, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, tham gia tích cực và toàn diện vào nhiệm vụ xây dựng con người mới của Thủ đô văn minh, thanh lịch.

hat-cheo-tau.jpg
Tiết mục hát chèo tàu của CLB Chèo tàu Tân Hội (Đan Phượng).

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới các CLB trực thuộc Hội đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trong năm 2023. Cụ thể, các CLB sẽ cùng Hội triển khai các nhiệm vụ chung của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành giao trong năm. Bên cạnh việc hưởng ứng các chương trình do Hội tổ chức như các chuyến đi thực tế sưu tầm, sáng tác, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học… các CLB sẽ mở rộng liên kết, phối hợp giữa các CLB trực thuộc Hội và các đơn vị bạn để có những chương trình có quy mô lớn hơn, ý nghĩa hơn.

hat-van(2).jpg
Tiết mục diễn xướng chầu văn "Cô đôi thượng ngàn" của CLB Sao Mai.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, PGS.TS Trần Thị An bày tỏ mong muốn thời gian tới các CLB trực thuộc Hội sẽ không ngừng phát huy các thành tích đạt được, đoàn kết, gắn bó, tham gia tích cực hoạt động nghệ thuật, phối kết hợp xây dựng nhiều chương trình biểu diễn trong các ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước cũng như của thành phố… để đem lại nhiều tác phẩm, nhiều công trình, góp phần nâng quy mô CLB lên tầm cao mới.

Cũng tại Hội nghị, một số CLB do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội bảo trợ đã mang đến những tiết mục biểu diễn phong phú, hấp dẫn như: Hòa tấu nhạc dân tộc hát chèo tàu, hát chèo, hát dân ca, diễn xướng chầu văn, múa trống bồng, hát văn, hát dân ca…

Bài liên quan
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: 
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các hội chuyên ngành
    Sáng 11/11, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các hội chuyên ngành trong tình hình mới”. Với sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành của Thủ đô, tọa đàm góp phần tìm các giải pháp thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nền văn học nghệ thuật nói riêng, xây dựng văn hóa, con người Thủ đô và cả nước nói chung, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong tình hình mới.
(0) Bình luận
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên
    Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi “Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban chấp hành Hội cùng đông đảo nhạc sĩ hội viên.
  • Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”
    Sáng 14/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực nâng quy mô các CLB trực thuộc lên tầm cao mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO