Hoạt động hội

Khởi động cuộc thi Giọng hát trẻ "Thanh âm Hà Nội"

Thụy Phương 04/06/2023 18:42

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình số 06 -Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025"; đồng thời hướng tới kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 , Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức cuộc thi Giọng hát trẻ “Thanh âm Hà Nội” – 2023.

Cuộc thi nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa, nghệ thuật tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho quần chúng nhân dân Thủ đô; tìm kiếm tài năng giọng hát trẻ cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho những người yêu âm nhạc, góp phần định hướng thẩm mỹ trong giới trẻ và Nhân dân Thủ đô; tạo cơ hội giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và chắp cánh ước mơ cho những tài năng âm nhạc trẻ.

img_7308.jpg
Cuộc thi nhằm tìm kiếm tài năng giọng hát trẻ cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Mọi công dân Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, có độ tuổi từ 16 – 25 tuổi đều có thể tham gia dự thi.

Với chủ đề “Thanh âm Hà Nội”, thí sinh dự thi sẽ hát các ca khúc nhạc Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép lưu hành. Nội dung ca khúc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước, con người; ca ngợi Thủ đô Hà Nội – Thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; ca ngợi tình yêu khát vọng tuổi trẻ…

Cuộc thi được tổ chức 3 vòng: Vòng sơ loại: Thí sinh dự thi trình bày 1 bài hát tự chọn thuộc 1 trong 3 thể loại âm nhạc (thính phòng, dân gian, nhạc nhẹ) đã đăng ký với Ban tổ chức, không sử dụng nhạc beat và nhạc đệm. Vòng bán kết: Thí sinh dự thi trình bày 2 bài hát, trong đó 1 bài hát tự chọn theo thể loại nhạc đã đăng ký từ vòng sơ loại và một bài hát bắt buộc về Hà Nội. Vòng chung kết: Thí sinh dự thi trình bày 1 bài tự chọn theo thể loại đã đăng ký từ vòng sơ loại.

Ban tổ chức nhận hồ sơ dự thi qua email: tochucsukienttvh@gmail.com hoặc đăng ký trực tiếp tại 2 địa điểm: Phòng Khai thác và Tổ chức sự kiện – Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông – Hà Nội); Rạp Kim Đồng – Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (19 Hàng Bài – Hoàn Kiếm – Hà Nội).

Thời gian nhận hồ sơ dự thi bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 7/2023. Dự kiến, vòng chung kết sẽ được tổ chức vào tháng 9/2023 hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023). Địa điểm tổ chức có thể là một Rạp trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc địa điểm xã hội hóa.

Ban tổ chức sẽ mời 5 giám khảo chấm thi mỗi vòng là các chuyên gia văn hóa nghệ thuật, nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ có uy tín và chuyên môn sâu về các nội dung của cuộc thi, có khả năng đánh giá chính xác nhất về những gì thí sinh thể hiện.

Trên cơ sở kết quả đánh giá của Ban Giám khảo, Ban tổ chức  sẽ trao giải thưởng cho các thí sinh xuất sắc ở 3 dòng nhạc: Thính phòng, dân gian, nhạc nhẹ. Dự kiến, cơ cấu giải thưởng gồm: 3 giải Nhất (mỗi giải 6 triệu đồng), 6 giải Nhì (mỗi giải 3 triệu đồng), 9 giải Ba (mỗi giải 2 triệu đồng) và 20 giải Khuyến khích và Khuyến khích chuyên đề (mỗi giải 1 triệu đồng)./.

Bài liên quan
  • Giới thiệu 12 ca khúc  về Bác và tình yêu quê hương
    Hướng đến ngày kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 15/5/2023, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, số 19 Hàng Buồm, Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm âm nhạc tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ tình yêu bao la và Tình yêu quê hương đất nước” với sự tham gia của đông đảo hội viên.
(0) Bình luận
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tu bổ di tích đình Phú Xuyên cần bảo tồn nguyên vẹn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội về việc cho ý kiến thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Xuyên (xã Phú Châu, huyện Ba Vì).
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Hà Nội sắp xếp tinh gọn tổ chức MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội
    Ngày 14/5, Đảng bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội thông qua Tờ trình và Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam cấp Thành phố và cấp xã.
  • Khai mạc HMET EXPO VIETNAM 2025: Kết nối công nghệ – Bứt phá ngành cơ khí
    Sáng nay tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, “Triển lãm quốc tế về ngũ kim và dụng cụ cầm tay – HMET EXPO VIETNAM 2025” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế, cùng đông đảo giới chuyên môn trong ngành cơ khí và sản xuất công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Khởi động cuộc thi Giọng hát trẻ "Thanh âm Hà Nội"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO