Hội Âm nhạc Hà Nội: Chuyển mình cùng Thủ đô phát triển

Hà Thái| 13/05/2022 11:57

Bước sang nhiệm kỳ XIII (2020 - 2025), nhiệm kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo Hội, với tư duy: Trân trọng lớp nhạc sĩ đàn anh đi trước, tiếp thu, chọn lọc những kinh nghiệm và giá trị âm nhạc của Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ không ngừng sáng tạo, đổi mới, xây dựng để chuyển mình cùng Thủ đô phát triển”, tân Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội - NSND Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh tại đại hội Hội Âm nhạc Hà Nội lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025).

Hội Âm nhạc Hà Nội: Chuyển mình cùng Thủ đô phát triển
Ban chấp hành Hội Âm nhạc Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đại hội lần thứ XIII của Hội Âm nhạc Hà Nội đã diễn ra trong ngày 25/4/2022, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, với sự tham dự của 350 hội viên. Theo báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2016 - 2020, chặng đường 5 năm qua, với bao tâm huyết, trách nhiệm, vượt lên mọi khó khăn thách thức do cơ chế và thực tiễn đặt ra, Hội Âm nhạc Hà Nội đã hoàn thành tốt mục tiêu và các nhiệm vụ đề ra, được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc” các năm 2018, 2019, 2020; nhạc sĩ Lê Mây được nhận danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2019, nhạc sĩ Trần Hùng được nhận danh hiệu “Người tốt việc tốt” năm 2020; 2 tác phẩm được nhận giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; 12 tác phẩm được Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khen thưởng… Vì thế, vị thế của Hội ngày càng được khẳng định trong giới âm nhạc và công chúng yêu nhạc.
Hội Âm nhạc Hà Nội: Chuyển mình cùng Thủ đô phát triển
Chương trình “Tình yêu Hà Nội” - một “thương hiệu” của Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ tiếp tục được duy trì, nâng cao.

Trong hoạt động sáng tác, với quan điểm: Đây là thế mạnh lâu dài của Hội với những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật ngang tầm với một Thủ đô đang phát triển, đổi mới và hội nhập nên việc đầu tư cho sáng tác được tập thể Ban chấp hành và lãnh đạo Hội rất quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong khả năng để các nhạc sĩ phát huy tài năng, tâm huyết và cảm xúc để sáng tạo nghệ thuật. Cụ thể: Hội tổ chức cho 148 nhạc sĩ tham dự trại sáng tác của Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và thu hoạch được 184 tác phẩm mới với các thể loại: Ca khúc, giao hưởng, thanh xướng kịch… Hội đã phát động cuộc thi sáng tác âm nhạc về Hà Nội với chủ đề “65 năm âm nhạc Hà Nội” chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019); tham gia cuộc vận động sáng tác của Thành phố Hà Nội chào mừng 1010 năm Thăng Long Hà Nội cũng như nhiều cuộc vận động sáng tác của các ngành khác… Để quảng bá tác phẩm, Hội tổ chức giới thiệu tác phẩm mới và thông tin âm nhạc vào ngày 15 hằng tháng; phối hợp với Trung tâm truyền hình Nhân dân tổ chức giới thiệu tác phẩm, tác giả và các nghệ sĩ, mỗi tháng một số. Năm 2020, các nhạc sĩ hội viên đã “Chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19” bằng các tác phẩm âm nhạc… 
Với hoạt động biểu diễn, hằng năm Hội tổ chức chương trình “Tình yêu Hà Nội” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được xem là thương hiệu của riêng Hội Âm nhạc Hà Nội nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, năm 2017, Hội còn tổ chức chương trình “Thanh âm còn vang mãi” nhằm giới thiệu các gương mặt NSND, NSƯT và nghệ sĩ trẻ triển vọng của Hội. Ngoài ra, hoạt động biểu diễn còn được ghi nhận tại các câu lạc bộ thành viên như: Mùa thu, Ca khúc mới, Đoàn nghệ thuật Hương sắc Việt, Tháng tám, Sáng tác ca khúc Thủ đô và dàn hợp xướng Hà Nội Harmony.
Riêng hoạt động lý luận và phê bình âm nhạc còn khá khiêm tốn khi chỉ tổ chức được một buổi hội thảo chuyên đề “Âm nhạc Hà Nội 65 năm”. Hoạt động đào tạo âm nhạc thông qua Trung tâm khuyến nhạc cũng thiếu chủ động, tích cực, thiếu các CLB hoạt động tốt… 
Trong nhiệm kỳ mới, từ mục tiêu: “Tiếp tục nâng cao vị thế hoạt động của Hội, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Hà Nội, góp phần nâng cao đời sống âm nhạc cho công chúng Thủ đô”, Ban Chấp hành Hội Âm nhạc Hà Nội xác định sẽ tập trung đầu tư cho hoạt động sáng tác thích hợp và hiệu quả; khai thác tiềm năng âm nhạc dân tộc, tiếp cận có chọn lọc âm nhạc đương đại, đổi mới, sáng tạo phương thức hoạt động; lấy sáng tác ca khúc làm chủ đạo, đồng thời cân đối thể loại âm nhạc thính phòng nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong đội ngũ sáng tác, nhất là đội ngũ trẻ. Cùng với đó, hằng năm tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình “Tình yêu Hà Nội” đồng thời tổ chức chương trình “Thanh âm còn vang mãi”; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động lý luận phê bình âm nhạc; nâng cao chất lượng hoạt động của dàn hợp xướng Harmony, Trung tâm khuyến nhạc... Những giải pháp cụ thể cũng được đưa ra như: Duy trì và nâng cao các hoạt động: sinh hoạt vào ngày 15 hằng tháng, tổ chức trại sáng tác, các lớp nâng cao chuyên môn cho hội viên; tổ chức chương trình “Tình yêu Hà Nội”, hội thảo âm nhạc với chủ đề sát thực, hiệu quả mà thực tiễn đặt ra; xét bình chọn tác phẩm chất lượng cao để trao giải thưởng âm nhạc trong năm…
“Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta có lòng tin và tâm huyết nhất định sẽ vượt qua. Bởi trái tim người nhạc sĩ, nghệ sĩ Hội Âm nhạc Hà Nội luôn hướng về Thủ đô yêu dấu!”, NSND Nguyễn Quang Vinh tâm huyết nói.
(0) Bình luận
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
    Chiều 27/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo thông tin nhanh về kỳ thi.
Đừng bỏ lỡ
Hội Âm nhạc Hà Nội: Chuyển mình cùng Thủ đô phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO