Hoạt động hội

Nâng cao chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật dành cho thanh thiếu nhi

Thụy Phương 26/04/2023 17:36

Sáng ngày 26/4, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật dành cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay”. Cùng với những đánh giá về thực trạng văn học nghệ thuật (VHNT) dành cho thiếu nhi, tại tọa đàm nhiều ý kiến tham luận cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sáng tác VHNT dành cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn dưỡng khí nuôi dưỡng tâm hồn

Đề cập tới vai trò của VHNT đối với thanh thiêu nhi, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định: “VHNT chính là nguồn dưỡng khí, nuôi tâm hồn hướng thiện, lành mạnh, vị tha, giàu lòng nhân ái; đồng thời, hun đúc ý chí, nghị lực vươn lên của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ, thanh thiếu niên, nhi đồng. Thanh, thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước, việc giáo dục về nhân cách, đạo đức, tâm hồn, thẩm mỹ cho các em là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội và có cả trách nhiệm của những người sáng tác VHNT”.

nha-tho-tran-dang-khoa.jpg
Nhà thơ Trần Đăng Khoa phát biểu tại tọa đàm.

Từ những năm 1966, Hội Văn nghệ Hà Nội (tiền thân của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội) đã ra đời, Hội có nhiều nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng thành công với đề tài thiếu nhi. Trong thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, Hội Văn nghệ Hà Nội cũng từng có Tạp chí Ngựa Gióng dành riêng cho thiếu nhi, tạo được sự gần gũi, ấm nóng tình thân thương với một thế hệ tuổi thơ Hà Nội.

Hà Nội đã từng là một “cái nôi” văn hóa nghệ thuật đầm ấm của nhiều tài năng sáng tác cho thiếu nhi, đã có nhiều tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi từ các văn nghệ sĩ Hà Nội đóng góp không chỉ riêng cho Hà Nội mà cho cả đất nước. Tuy vậy trong nhiều năm gần đây, số lượng các tác giả viết cho thiếu nhi ở Hà Nội càng ngày càng ít, thiếu những tác phẩm dài hơi có sức lôi cuốn. Thêm vào đó là sự sa sút, thưa vắng của những sáng tác mới mang hơi thở thời đại khiến công chúng có cảm giác lĩnh vực này đang là khoảng trống. 

Nữ tác giả sân khấu Nguyễn Thị Vân Kim cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã mang đến không ít những thách thức không nhỏ đối với nền VHNT, đặc biệt là mảng đề tài thanh thiếu nhi.

Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, nhà nghiên cứu LLPB Vũ Huyến trăn trở: “Thật đáng tiếc là nhiếp ảnh Việt Nam đang rất phát triển, số người chụp, các cuộc triển lãm rất nhiều nhưng không có cuộc nào chuyên đề nào về đề tài “Nhiếp ảnh với đời sống trẻ em”, mặc dù ai cũng biết cần phải có, có nhiều cuộc trưng bày như thế”.

Nỗ lực tạo sự khởi sắc

Công chúng đang rất mong mỏi nhìn thấy hơi thở cuộc sống đương đại với những góc nhìn mới trong tác phẩm VHNT dành cho thanh thiếu nhi hôm nay. Vậy làm thế nào để tạo ra được một phong trào viết cho thanh, thiếu nhi hiệu quả, thiết thực và lâu dài? Làm sao để có những tác phẩm VHNT thực sự níu kéo sự chú ý của các em, đồng hành, định hướng nhân cách bạn đọc nhỏ tuổi đương đại?

nsnd-tran-quoc-chiem.jpg
Tọa đàm thu hút nhiều văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành.

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến tham luận cũng đã đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc nâng cao chất lượng tác phẩm VHNT dành cho thiếu nhi. Theo đó, các hội VHNT, các ban - ngành văn hóa - xã hội từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố nên có các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi; tổ chức hội nghị, hội thảo, trại viết, đi thực tế, “đặt hàng” đối với tác giả; trao giải thưởng xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ sáng tác cho thanh thiếu nhi; báo và tạp chí VHNT nên thường xuyên đăng bài phục vụ bạn đọc nhỏ tuổi…

Nhà biên kịch Phạm Thị Thanh Hà (Hãng phim Hoạt hình Việt Nam) cho rằng thách thức đặt ra cho những người làm VHNT là làm sao có thể tạo sự hứng thú, thu hút các em trở lại với những tác phẩm VHNT chính thống, có ý nghĩa giáo dục và giải trí lành mạnh, bổ ích. Để làm được điều đó, mỗi thể loại nghệ thuật phục vụ thiếu nhi cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của trẻ nhỏ cũng như thế mạnh đặc trưng của từng thể loại để đưa ra những bước tiến mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nghệ thuật phục vụ thiếu nhi.

Đề cập tới từng lĩnh vực cụ thể như âm nhạc, múa, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc… các tham luận cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực trên cơ sở thực trạng của từng lĩnh vực.

Nhạc sĩ Hoàng Giai đề xuất Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc Hà Nội nên lập lại Tiểu ban âm nhạc thiếu nhi; Nên có giờ vàng trên VTV1 dành cho chương trình ca nhạc thiếu nhi. Ngoài ra, nên có chế độ động viên khen thưởng giáo viên âm nhạc; và trong các chương trình VHNT lớn trên truyền hình nên có phần biểu diễn những ca khúc thiếu nhi.

Nhà thơ Phạm Đình Ân nêu lên một số yếu tố cần thiết giúp tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi đạt chất lượng, đó là: yếu tố ngây thơ, ngộ nghĩnh, trong trẻo; sự vui nhộn hài hước; nhiều hình ảnh, âm thanh màu sắc; sự mới mẻ, li kì, chất dân gian thắm đượm; tính dân tộc và tình hiện đại hòa quyện; sử dụng hợp lý biện pháp hiện thực trực tiếp và hiện thực đồng thoại; chú ý yếu tố văn chương.

Từ việc nhận diện khái lược xa và gần tình hình sáng tác văn học cho thanh thiếu nhi, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn khẳng định nhiệm vụ nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm VHNT dành cho thanh thiếu nhi Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là đặc biệt quan trọng và cần thiết. Ông cho rằng cần hạn chế tối đa những lời kêu gọi, động viên, hô hào, định hướng chung chung, hình thức. Tăng cường hoàn thiện cơ chế, chính sách trong các tương quan đội ngũ sáng tác cho thanh thiếu nhi - những chủ nhân làm nên chất lượng tác phẩm - gắn với vai trò các tổ chức quản lý Nhà nước và đoàn thể, các Ủy ban thanh thiếu niên, gia đình, nhà trường, xã hội; chế độ ưu đãi trong hoạt động sáng tác, phê bình, xuất bản, phục vụ đối tượng độc giả đặc biệt này…

 “Về phía các hội chuyên ngành của Hội cũng cần nhận thức rõ vị trí quan trọng của Hội trong vai trò tổ chức, bồi dưỡng, phát hiện, động viên khích lệ những tài năng VHNT cho thiếu nhi đang sinh sống ở Thủ đô Hà Nội bằng việc phát động cuộc vận động sáng tác VHNT cho thiếu nhi, trao giải thưởng cho sáng tác VHNT cho thiếu nhi hằng năm”, NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Giao lưu “Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ”  - mở rộng góc nhìn về văn học thiếu nhi
    Sáng ngày 3/6, tại hội trường Nhà xuất bản Kim Đồng diễn ra chương trình giao lưu với các tác giả văn học thiếu nhi, xoay quanh chủ đề “Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ” nhân dịp kỷ niệm 65 ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng. Trong khuôn khổ chương trình, hai ấn phẩm đặc biệt là “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” và “65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi” được Ban tổ chức giới thiệu tới đông đảo bạn đọc thiếu nhi và người lớn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật dành cho thanh thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO