Giao lưu “Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ” - mở rộng góc nhìn về văn học thiếu nhi

Bài và ảnh: Yến Dương - Tuấn Anh| 04/06/2022 08:21

Sáng ngày 3/6, tại hội trường Nhà xuất bản Kim Đồng diễn ra chương trình giao lưu với các tác giả văn học thiếu nhi, xoay quanh chủ đề “Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ” nhân dịp kỷ niệm 65 ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng. Trong khuôn khổ chương trình, hai ấn phẩm đặc biệt là “65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi” và “65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi” được Ban tổ chức giới thiệu tới đông đảo bạn đọc thiếu nhi và người lớn.

Điều hành buổi giao lưu là Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thuỵ Anh cùng hai diễn giả chính là nhà văn Trần Đức Tiến và nhà thơ Cao Xuân Sơn. Hai diễn giả đồng thời là hai thành viên chính phụ trách sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm truyện ngắn và thơ trong hai ấn phẩm đặc biệt ra mắt độc giả nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.

GIAO LƯU “TRANG SÁCH HỒNG NẰM MƠ MÀNG NGỦ”  - MỞ RỘNG GÓC NHÌN VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI

Ba khách mời chính tại buổi giao lưu

Những chia sẻ gần gũi, thân tình của nhà văn Trần Đức Tiến và nhà thơ Cao Xuân Sơn trong buổi giao lưu đã đưa tới nhiều góc nhìn thú vị, dí dỏm cho khán giả về quá trình tuyển chọn tác phẩm. Nhà văn Trần Đức Tiến cho rằng, chữ “hay” ở tên gọi của hai tuyển tập là phù hợp. Theo ông, “hay” chứ không phải “hay nhất”, vì có thể vẫn còn nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi hay hơn chưa được biết tới ở ngoài kia. Vậy nên, các truyện ngắn do ông tuyển chọn có thể chỉ là các tác phẩm hay theo quan niệm cá nhân của ông, còn với nhiều người khác thì ông cũng không dám chắc chắn. 

Đối với nhà thơ Cao Xuân Sơn, điều khó nhất trong khi tuyển chọn 65 tác phẩm thơ thiếu nhi hay là việc phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để có thể cân đối số lượng, tỷ lệ tác phẩm dành cho các lứa tuổi độc giả thiếu nhi. Bởi mỗi lứa tuổi sẽ có một “gu” đọc khác nhau.

GIAO LƯU “TRANG SÁCH HỒNG NẰM MƠ MÀNG NGỦ”  - MỞ RỘNG GÓC NHÌN VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI

Hai ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 65 năm ngày thành lập NXB Kim Đồng

Buổi giao lưu cũng có sự hiện diện của nhiều nhà văn, nhà thơ viết về thiếu nhi như: Nhà văn Nguyễn Như Mai, nhà văn Nguyễn Thuỳ Dương, nhà thơ Vương Trọng, nhà thơ Chử Vân Long, nhà thơ Lữ Mai, tác giả trẻ Ngô Gia Thiên An… cùng đông đảo các độc giả, học sinh, sinh viên và các em thiếu nhi từ độ tuổi nhi đồng đến thiếu niên.

“Thế giới con chữ” dành cho thiếu nhi luôn là mảnh đất tiềm năng, màu mỡ dành cho các nhà văn, nhà thơ, các tác giả trẻ. Ở đó, người viết có thể thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mộng mơ, bay bổng của mình nhằm tạo nên những câu chuyện ấm áp, yêu thương, ý nghĩa gửi tới độc giả thiếu nhi. Mỗi dòng thơ, mỗi câu văn sẽ là “ly trà sữa” ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn các em ngay từ những năm tháng đầu đời.

GIAO LƯU “TRANG SÁCH HỒNG NẰM MƠ MÀNG NGỦ”  - MỞ RỘNG GÓC NHÌN VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI

Các tác giả văn học thiếu nhi cùng đông đảo độc giả tham dự buổi giao lưu

Ngoài chia sẻ của các tác giả văn học thiếu nhi, buổi giao lưu còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các độc giả dưới vai trò là một phụ huynh đồng hành cùng con. Bên cạnh đó là tâm sự của nhiều bạn thiếu niên về mong muốn “đặt hàng” trước với các tác giả một tác phẩm văn học theo sở thích, nguyện vọng của mình.

(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Giao lưu “Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ” - mở rộng góc nhìn về văn học thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO