Lý luận - phê bình

Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý về văn học nghệ thuật trong tình hình mới

Kim Thoa 22/08/2023 16:59

Từ ngày 22 đến 25/8, tại tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2023.

img_5754.jpg
Các đại biểu lãnh đạo tham dự hội nghị

Dự khai mạc hội nghị có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Hồng Vinh nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; TS. Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình; Bùi Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình...

Hội nghị có sự tham gia của 46 tỉnh, thành trên cả nước với 240 học viên là lãnh đạo ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy; lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật Trung ương và địa phương; cán bộ nghiên cứu lý luận, phê bình; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản; giảng viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo về văn học, nghệ thuật. Đoàn Hà Nội có 9 thành viên tham dự, đồng chí Đào Xuân Dũng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội làm trưởng đoàn.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Ban Bí thư Trung ương Đảng giao , sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương , trong những năm qua, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật; tổ chức các hội thảo , tọa đàm khoa học; xét tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng cao; xét hỗ trợ các dự án nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật... 

Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, hội đồng đã tổ chức ba cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam; về 80 năm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh; về đánh giá thực trạng nêu định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, tổ chức hai lớp bồi dưỡng lý luận, phê bình VHNT cho các cây bút trẻ với 155 học viên ở phía Nam (tổ chức ở Phú Yên) và phía Bắc (tổ chức ở Thanh Hóa), trong tổng số 155 học viên tham gia hai lớp bồi dưỡng, có 95 người là Phó giáo sư, Tiến sĩ.

Ngay trong đầu tháng 8 này, Hội đồng đã tổ chức hội nghị tập huấn cho hơn 300 học viên khu vực phía Nam (tổ chức ở Đắk Lắk).

Hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học- nghệ thuật trong tình hình mới” được tổ chức ở Ninh Bình lần này dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc và một số địa phương đơn vị khu vực phía Nam.

img_5757.jpg
PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học- nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, tính đến nay, Nghị quyết 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” tròn 15 năm đi vào cuộc sống. Việc Bộ Chính trị dành riêng một nghị quyết rất quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cho sự phát triển văn học, nghệ thuật thể hiện mạnh mẽ sự đổi mới tư duy, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với văn học, nghệ thuật - “lĩnh vực quan trọng và đặc biệt tinh tế” của văn hóa nước nhà.

Hội nghị tập huấn nhằm giúp các học viên củng cố, nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, văn học- nghệ thuật của Đảng, Nhà nước; kết quả và những vấn đề đặt ra qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học- nghệ thuật trong thời kỳ mới; nắm bắt đầy đủ và sâu sắc hơn thực tiễn đời sống văn hóa, văn học- nghệ thuật, tình hình lý luận, phê bình văn học- nghệ thuật hiện nay.

"Trên cơ sở trao đổi kỹ năng và kinh nghiệm xử lý một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, hội nghị tập huấn sẽ góp phần nâng cao trình độ, năng lực tham mưu, tư vấn, quản lý công tác văn học, nghệ thuật, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới",  PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

Hội nghị gồm 6 chuyên đề: Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; khái quát tình hình văn học hiện nay; đổi mới hoạt động của Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trước yêu cầu mới; bàn về nhân vật trung tâm của văn học hiện nay; công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay: thực trạng và yêu cầu phát triển; công nghiệp văn hóa và vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật trong sự phát triển của công nghiệp văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý về văn học nghệ thuật trong tình hình mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO