Hà Nội xưa - nay

Chuyện ở hàng nước mắm

Lê Phương Liên 06:56 13/10/2024

Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.

pho-hang-be-xua-chup-tu-nga-tu-cau-go-hang-be-hang-thung-hang-dau-.jpg
Phố Hàng Bè xưa (chụp từ ngã tư Cầu Gỗ - Hàng Bè - Hàng Thùng - Hàng Dầu).

Tôi nhớ nhất hàng nước mắm ở phố Hàng Bè. Đó là một ngôi nhà mặt phố có mặt tiền rộng. Ở giữa là lối vào nhà, hai bên là dãy cửa bức bàn được khép kín lại khi nhà hàng đóng cửa. Khi mở cửa bán hàng, những cánh cửa gỗ bức bàn được xếp lại, không gian cửa hàng thoáng rộng hiện ra, đi trên vỉa hè ngoài phố đã có thể nhìn rõ những dãy chum vại xếp bên trong. Có chiếc chum lớn cao cỡ mét rưỡi, đường kính non một mét. Có chum cỡ nhỏ hơn và thấp hơn, có cả loại chum xinh xinh. Có chum đựng nước mắm ngon, có chum nước mắm vừa và có loại thường (gọi là nước mắm dùng để nấu chứ không là nước chấm). Có chum đựng tương, chum đựng dấm nữa.
Ngoài các loại chum còn có thêm vại. Cũng làm từ đất nung, vai chỉ khác chum ở hình dáng. Miệng vại có hình tròn. Chum thường có miệng chum, giữa chum to và thắt lại ở đáy chum. Vại có hình trụ từ trên xuống dưới, đường kính bằng nhau thường để muối dưa, cà hay đựng muối… Ngày xưa, mỗi lần đi mua nước mắm, tôi thường đứng nhìn những dãy chum vại của cửa hàng mà tưởng tượng rằng chúng không phải là vật vô tri mà có thể cất tiếng trò chuyện với tôi lúc nào không biết.

nga-3-hang-bac-nhin-ra-hang-be-xua.jpg
Ngã 3 Hàng Bạc nhìn ra Hàng Bè xưa.

Ngoài chum vại, cửa hàng còn có thùng gỗ đựng nước mắm. Xưa, người ta thường vận chuyển nước mắm từ miền biển về Hà Nội bằng những chiếc thùng gỗ có đai và đậy nắp rất chặt. Những chiếc thùng gỗ ấy được xếp lên thuyền buồm theo đường biển rồi vào đường sông Hồng để tới Thủ đô Hà Nội. Có lẽ vì thế mà những phố Hàng Mắm, Hàng Muối đều ở rất gần bờ sông Hồng chăng?
Đã bao năm trôi qua, tôi không còn nhớ tên bà chủ cửa hàng nước mắm ngày nào mà chỉ nhớ cái dáng gầy gò, thanh thoát cùng gương mặt xương xương nhưng hồng hào, khỏe mạnh của bà. Bà thường mặc áo cánh vải trắng rất sạch sẽ, mái tóc vấn khăn vành dây gọn gàng, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Hôm ấy, cũng như mọi lần, tôi mang một chai thủy tinh đã rửa sạch tới hàng nước mắm. Tôi đưa tiền cho bà chủ cửa hàng và nói:

- Bà bán cho cháu nửa lít nước mắm ngon ạ.
Bà chủ khẽ gật đầu rồi đem cái chai của tôi ra gần chum đề chữ “Nước mắm loại 1”, múc một gáo đúng cữ nửa lít. Sau khi đổ hết gáo nước mắm vào chai của tôi, bà bỗng nhiên hỏi:

- Cô là cháu cụ… - Bà nói tên bà ngoại tôi.

- Vâng ạ - Tôi đáp lại.
Nghe xong, bà lại lấy gáo đổ thêm nước mắm cho đầy chai.
Nhìn thấy thế, tôi vội vàng kêu lên:

- Bà ơi, mẹ cháu chỉ đưa tiền mua nửa lít thôi ạ.
Bà cười vui vẻ:

- Tôi không lấy thêm tiền đâu, cô cứ mang về đưa cho cụ nhà nhé. Có gì đâu, chỉ thêm vài thìa để cả nhà chấm bữa rau luộc thôi mà.
Nói xong, bà mang chai ra đặt vào một chậu nước rửa sạch những giọt nước mắm rớt bên ngoài cổ chai. Dù đã nhiều lần biết hành động này của bà, nhưng lần nào tôi cũng đều cảm động vì sự sạch sẽ, cẩn thận và chu đáo với khách hàng.
Khi đưa chai nước mắm cho tôi, bà còn dặn thêm:

- Cô phải cầm tay trên tay dưới nhé! Cứ đi từ từ không việc gì mà vội.

- Vâng ạ!

Tôi vâng lời bà bán nước mắm, một tay nắm vào cổ chai ở phía trên và một tay đỡ ở đáy chai phía dưới, ung dung từ phố Hàng Bè qua ngã tư: Hàng Bè, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Thủa ấy, cái ngã tư này rất vắng, thỉnh thoảng mới có một người đi xe đạp thong thả và luôn tránh người đi bộ. Hãn hữu lắm mới có một chiếc xe ô tô xuất hiện. Mỗi lần nghe tiếng động của ô tô từ xa, người đi bộ thường dừng lại trên vỉa hè chờ cho ô tô đi khuất mới qua đường.
Việc đi lại trên vỉa hè khi ấy cũng rất nhàn nhã vì vỉa hè rất thoáng, không có nhiều vật cản. Ngày ấy, xe đạp rất quý nên không mấy nhà để xe đạp ngoài đường mà thường cất kỹ trong nhà. Hàng quán không ai để bàn ghế ra ngoài đường, chỉ bán hàng trong nhà. Hàng cơm, hàng phở, hàng giải khát, hàng nước chè tươi đều bán trong nhà. Bởi thế, bà và mẹ tôi hoàn toàn yên tâm khi giao tiền cho một đứa con gái bảy, tám tuổi đi mua đồ.

ngo-phat-loc-trong-sang-hang-be.jpg
Ngõ Phất Lộc trông sang Hàng Bè

Hôm đó, tôi mang chai nước mắm trở về nhà và kể lại chuyện bà bán nước mắm đã cho thêm như thế nào. Bà ngoại tôi nghe vậy lặng người một lát. Thế rồi, bà dặn tôi:

- Lần sau, nếu bà ấy cho thêm thì cháu bảo là bà cháu không bằng lòng đâu ạ. Một thìa nước mắm ngon là quý giá lắm. Mang được một thìa nước mắm từ tận ngoài biển xứ Nghệ về đến đây là bao công sức, bao nhiêu tiền của. Bà mà cho thêm nước mắm là bà cháu giận bà đấy!

Bà ngoại tôi kể chuyện ngày bà còn trẻ đã từng đi buôn bán theo thuyền đường thủy đi từ trong Nghệ An ra ngoài Hà Nội nên bà rất hiểu nỗi vất vả của những người buôn bán nước mắm.
Câu chuyện nhỏ này đã ở trong ký ức của tôi bao nhiêu năm qua. Tôi muốn kể lại để mọi người hiểu về đời sống của người Hà Nội trong những năm tháng quá khứ không bao giờ có thể trở lại nữa./.

Bài liên quan
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện ở hàng nước mắm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO