Hà Nội xưa - nay

Tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954 qua chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm"

Thụy Phương 04/10/2024 14:06

Trong khuôn khổ các hoạt động Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 4/10, tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”.

Phát biểu trong chương trình, ông Nguyễn Quốc Hoàn – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh: Kể từ khi Vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” năm 1010, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Trong tiến trình đó, ngày 10/10/1954 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Nhìn lại những thước phim, những bức ảnh ngày 10/10 của 70 năm về trước, chúng ta thực sự xúc động và tự hào về tinh thần bất khuất “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội trong đó có nhân dân quận Hoàn Kiếm với truyền thống liên khu 1 anh hùng.

z5895283144349_eb860194be1010de1fd9512959061fb5.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hoàn – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu tại chương trình.

Diễn ra từ ngày 4/10 đến ngày 13/10/2024, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, các trưng bày, triển lãm góp phần tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954 kể từ giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô.

Qua các không gian trang trí, sắp đặt mô hình khu phố cổ xưa, cổng chào, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu; trình chiếu phim tư liệu về Hà Nội...; qua hoạt động trải nghiệm trang phục bộ đội, làm dép cao su, thưởng thức các bài hát về Hà Nội và qua chương trình giao lưu với các nhà nghiên cứu về ngày tiếp quản Thủ đô… công chúng sẽ hiểu sâu sắc hơn về một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng của Thủ đô.

z5895269224873_6b0b31f122c557764bfe381999a821b0.jpg
Triển lãm ảnh tư liệu “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử” thu hút đông đảo công chúng.

Đáng chú ý, dịp này, tại Hoàn Kiếm còn phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay tổ chức triển lãm ảnh tư liệu chủ đề “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử”, giới thiệu các ảnh tư liệu của quận Hoàn Kiếm trong một thập kỷ đầy thử thách và vẻ vang - từ cách mạng tháng 8 năm 1945 tới ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.

1.jpg
Chương trình góp phần bồi đắp, lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến với thế hệ trẻ.

Chương trình “Ký ức Hà Nội – 70 năm” không chỉ góp phần tuyên truyền về dấu mốc lịch sử trọng đại của Thủ đô mà còn góp phần bồi đắp, lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến với thế hệ trẻ, từ đó thêm tự hào và có những hành động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp cho việc xây dựng thành phố./.

Bài liên quan
  • Khai mạc triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
    Triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô” giới thiệu đến công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cuộc đấu tranh, kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên công bố.
(0) Bình luận
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội phát triển kinh tế vùng với động lực từ Thủ đô Hà Nội
    Theo ông Nguyễn Đăng Hưng - Ban Chiến lược phát triển hạ tầng và đô thị Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội mà còn là động lực kinh tế quan trọng bậc nhất cho khu vực phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, cùng với sự hội tụ của các nguồn lực kinh tế, Hà Nội đang đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
  • Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Đậm chất di sản
    Sáng ngày 5/11, trước thềm Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã diễn ra buổi họp báo công bố danh sách các phim dự giải, lịch chiếu phim miễn phí, các chương trình nghệ thuật, triển lãm…
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Công đoàn Hà Nội lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động
    Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 67/KH-LĐLĐ về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV
    Sáng nay 5/11, UBND TP Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954 qua chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO