Hà Nội xưa - nay

Ngày ấy... quê hương & chúng tôi

Đặng Thiêm 07/10/2024 07:18

Quê tôi - thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội xưa có tên là Ngã Tư Đình thuộc tỉnh Hà Tây. Sở dĩ có tên gọi này là bởi khi ấy Ngã Tư Đình có đường thông bốn ngả: phía Bắc ra Hà Nội; phía Nam xuống Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…; phía Tây sang Mỹ Đức vào Hòa Bình; phía Đông tới Thường Tín, vượt sông Hồng đến Hưng Yên... Tuy chỉ là con phố nhỏ nhưng nơi đây vẫn được xem là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Ứng Hòa.

nguoi-dan-vui-mung-don-chao-doan-quan-chien-thang.jpg
Người dân vui mừng đón chào đoàn quân chiến thắng. Ảnh: Life

Đầu năm 1950, Pháp đã chiếm đóng nơi đây, xây bốt Pháp, bốt quận, bốt vệ tinh dày đặc nhằm biến nơi đây thành khu trung tâm kiểm soát phía Nam Hà Đông, lập hội tế ở các làng xung quanh, đào tạo những tên tay sai khét tiếng bắt phu, bắt lính, thu thuế... Sáng sáng, lính đồn trú đi “ba-tui” (đi tuần đường) từ bốt này sang bốt khác dò mìn kiểm soát giao thông. Thường, có khi cả đêm, quân Pháp bất ngờ vây ráp, lùng sục, bắt cán bộ, du kích của ta về xây dựng cơ sở, vận động nhân dân tham gia kháng chiến...

Cuộc sống thật ngột ngạt. Ngày nào, mỗi làng đều phải nộp hàng chục người chặt tre, đi phu rào đồn bốt địch. Thiếu người thì cả trẻ con phải thay thế. Tôi lúc ấy 14 tuổi cũng phải đi vài lần. Lớn lên trong hoàn cảnh ấy, tôi cũng như mọi người trong làng ngoài phố đều nơm nớp lo sợ. Năm 1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, quân Pháp treo cờ rủ, sợ hãi. Khoảng tháng 6, chúng rút chạy. Đồng bào ta kéo xuống bốt quận, bốt Thanh Ấm, trung tâm chỉ huy của Pháp đòi lại những thứ chúng “mượn” bằng súng như tủ chè, sập gụ, tràng kỉ, đồ thờ, đồ cổ, điếu ống...

Quân Pháp rút đến đâu, cờ của ta mọc lên đến đó. Nhìn những lá cờ đỏ sao vàng vượt lên lũy tre làng, phấp phới bay, ai ai cũng sung sướng, tự hào! Chúng ta đã chiến thắng! Lá cờ Tổ quốc, lá cờ mà trước ngày bị tạm chiếm, sáng nào chúng tôi cũng được chào trước giờ vào lớp. Ngày ấy, hễ đi qua nơi nào mà nghe thấy tiếng hát Quốc ca, chúng tôi cũng lập tức đứng nghiêm lại, thành kính hướng về. Giờ đây, thấy tre làng như tươi hơn, xanh hơn, cờ như thắm hơn, sao như sáng hơn, lòng muốn bay, muốn nhảy, kiêu hãnh biết mấy!
Bộ đội về làng. Các anh ăn mặc tử tế, chẳng quần nâu áo vá như xưa. Nhân dân mở rộng cửa nhà đón tiếp hồ hởi. Ủy ban hành chính kháng chiến trở về. Làng xóm hầu như ngày nào cũng mở hội, mít tinh rộn ràng. Người người gặp nhau tươi cười chào hỏi, mừng rỡ như người thân lâu ngày mới thấy mặt. Cuộc sống thật tưng bừng phơi phới.

Lúc bấy giờ, tôi đã 18 tuổi. Nghe lời các anh bộ đội, chúng tôi rủ nhau làm “công tác”: kẻ khẩu hiệu; phát thanh tin tức trên báo Nhân dân bằng loa vỏ bầu, loa sắt; vận động, hô hào bà con làm vệ sinh đường xóm; tập hợp các em thiếu nhi hát múa... Hát thì không khó vì chúng tôi biết “Son-phe” (đọc được nhạc), chép được bài nào thì hát đúng điệu rồi dạy cho các em. Múa thì nhờ các anh bộ đội dạy như nhảy sạp, múa quạt, múa nón, xòe Thái... Sao mà chóng thuộc thế! Có lẽ vì vui thích nên chăm chú học chăng? Không có váy Thái thì lấy váy mẹ, váy bà, váy chị bó hẹp lại hoặc mảnh vải quây vào hay tấm áo mưa nilon quấn quanh. Khi nhảy, nó cứng quét soàn soạt cũng vui!

Chúng tôi, anh nào cũng hăng say nhưng chẳng mấy hiểu gì về chính trị cả, cũng chưa hiểu rõ Đảng và mặt trận là thế nào. Một hôm, anh Sáng từ trên xã xuống, anh mặc bộ quần áo ta nâu, đeo cái túi dết xanh tím sát nách đến bảo chúng tôi thành lập phân đoàn cho có tổ chức. Mặc dù không hiểu lắm nhưng bọn tôi vẫn nghe theo, làm những việc mà chúng tôi thích. Chúng tôi không bầu ra trưởng phó gì cả. Ai thạo gì làm đó. Ví dụ Hiệu thích chơi với thiếu nhi thì phụ trách thiếu nhi, tôi biết đàn hát thì tổ chức ban nhạc. Nói là ban nhạc cho oai thôi, chứ chúng tôi có mỗi cây sáo dọc của Hiệu, cái măng-đô-lin của Tăng, chiếc vi-ô-lông cũ của tôi và một băng-giô-an-tô của Tiếp. Vậy mà cũng bập bùng xôm ra phết. Hải thích viết kịch và múa thì lập ban kịch, tìm bài múa...

Khoảng nửa tháng, chúng tôi lại vào xin cụ ủy nhiệm thôn một lít dầu, đi mượn đèn măng xông, mượn các đường vải của các bà, các cô hàng tấm ghép lại làm phông màn rồi tổ chức một tối văn nghệ. Thường thì đêm diễn nào cũng có ba phần: ca nhạc, múa, kịch. Kịch nhiều khi không tìm được kịch bản, chúng tôi cứ cương bừa sau khi phác ra một dàn ý, chẳng biết thế nào là đạo diễn cả. Không có phấn, son, thì đập phấn viết bảng ra bôi. Cần vẽ râu thì xin mực tầu...

Thấy bà con xem đông, các bạn gái ngước nhìn hâm mộ thế là chúng tôi càng hăng hái... Nhiều khi diễn xong mệt lử nhưng mà vui, hẹn nhau chuẩn bị buổi sau.

Có thể nói, không khí tự do, giải phóng đã “bốc” chúng tôi lên như thế. Bạn nào cũng phơi phới. May quá, sau đó tôi được theo học trường Nguyễn Huệ do thầy Cương làm hiệu trưởng. Những ngày học chuyển tiếp ấy, qua các giờ Chính trị, giờ Văn, giờ Sử, giờ Sinh, chúng tôi mới nhận ra nhiều điều. Có thể nói là giác ngộ. Từ những con người cũ chúng tôi đã thành những thanh niên mới, nhận thức chính trị được nâng lên. Ý thức trở thành ý nguyện phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Có thể nói, từ tự phát, chúng tôi đã tự giác hơn trong mọi hoạt động của mình. Chúng tôi náo nức đón ngày Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ lại Thủ đô tiếp quản! Dân tộc ta đã chiến thắng! Tự hào vô cùng!

Thế rồi, trường Sư phạm sơ cấp liên khu III chiêu sinh. Với ý thức đem hiểu biết của mình đi mở mang văn hóa cho đồng bào, tôi và 2 bạn hăng hái đi dự tuyển rồi sau 15 tháng học tập, chúng tôi đã trở thành thầy giáo từ đấy. Từ bấy đến nay, lịch sử nước nhà trải qua bao khó khăn, gian khổ, và vinh quang! Tôi cũng như lớp thanh niên ngày ấy đã vững vàng vượt lên được, chính là nhờ “cái thuở ban đầu” giải phóng ấy!

Hơn 70 năm qua, mỗi lần hồi tưởng lại, tôi vẫn thấy bồi hồi, xúc động, rộn ràng, thú vị. Ôn lại chuyện mình, chuyện quê hương, ngày giải phóng, mấy ông bạn già chúng tôi lại cười vang thoải mái. Hai tiếng “Giải phóng” trở thành hình tượng cụ thể, sáng đẹp, ý nghĩa, và thấm thía, lung linh biết bao! Không phải ai cũng thấu được!

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Ngày ấy... quê hương & chúng tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO